Tại sao phải tiêm vacxin cho gà là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Việc tiêm phòng đúng cách sẽ giúp cho đàn gà luôn được khỏe mạnh, có thể chống chọi được các bệnh tật nguy hiểm và nâng cao năng suất chăn nuôi. Cùng theo dõi ngay bài viết sau đây để có thêm nhiều kiến thức về vacxin cũng như thời điểm tiêm vacxin thích hợp cho gà.
Tổng quan về vacxin cho gà
Vacxin cho gà là một chế phẩm sinh học chứa các yếu tố gây bệnh đã được làm suy yếu. Tiêm vacxin nhằm mục đích tăng sức đề kháng cho gà, tạo ra được miễn dịch để phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đặc biệt, sức khỏe của gà rất yếu khi còn nhỏ, nhờ có vacxin sẽ giúp chúng chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
>>> Xem thêm: 12+ Danh Xưng Thần Kê Trong Giới Đá Gà Chuyên Nghiệp
Những loại bệnh cần sử dụng vacxin cho gà
- Bệnh thương hàn: Đây là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, chủ yếu gây bệnh ở gà tây và gà mái.
- Bệnh Newcastle: Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến đường hô hấp và hệ tiêu hóa của gà. Khiến chúng xuất hiện tình trạng tiêu chảy, ủ rũ, gà đá thì bị giảm sức chiến đấu.
- Bệnh Gumboro: Căn bệnh này có tốc độ truyền nhiễm nhanh chóng khiến khả năng miễn dịch của gà bị giảm, gà thường xuyên ủ rũ.
- Bệnh Marek: Còn có tên gọi khác là ung thư gà, gà mắc bệnh có tỷ lệ tử vong vô cùng cao. Hiện vẫn chưa có thuốc để chữa trị, vì vậy cần thực hiện tiêm phòng vacxin để phòng chống.
- Bệnh tụ huyết trùng: Khi gà mắc bệnh phụ huyết trùng có thể gây ra chết hàng loạt. Do đó người chăn nuôi cần chủ động tiêm vacxin để hạn chế gà bị nhiễm bệnh.
- Bệnh cầu trùng: Căn bệnh này do một loại vi khuẩn gây nên, chúng cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của gà.
- Bệnh đầu đen: Bệnh gây ra bởi các loại vi khuẩn sống ở môi trường ẩm mốc hoặc trong thức ăn tươi sống, chúng ảnh hưởng đến gan của gà.
Các loại vacxin cho gà
Ở thời điểm hiện nay có hai dạng vacxin chính cho gà như sau:
Vacxin sống – nhược độc
Đây là loại vacxin cho gà được làm ra từ các chủng virus còn sống nhưng đã được làm yếu để giảm đi động lực và không còn khả năng gây bệnh khi tiêm. Khi vào trong cơ thể của gà, các loại vi sinh vật này sẽ tiếp tục nhân lên giúp gà tăng kháng nguyên.
Một số loại vacxin sống cho gà như: Vacxin Newcastle, vacxin Gumboro, vacxin đậu gà, vacxin Marek,… Những loại vacxin này thường được dùng để nhỏ mũi, nhỏ mắt, pha nước uống hoặc tiêm chủng.
Vacxin chết – vô hoạt
Vacxin chết là dạng vacxin được sản xuất từ các chủng virus đã bị giết chết bằng nhiệt độ hoặc hóa chất. Khi tiêm vào cơ thể gà, chúng sẽ không thể gây bệnh, ngược lại còn giúp cho cơ thể sản sinh ra được nhiều kháng thể để miễn dịch với các loại bệnh
Các loại vacxin vô hoạt ở gà như: Vacxin coryza, vacxin tụ huyết trùng, vacxin cúm gia cầm, vacxin CRD,… chúng được sử dụng bằng cách tiêm dưới da hoặc tiêm vào bắp của gà.
Các thời điểm tiêm vacxin dành cho gà
Hiện nay lịch tiêm vacxin cho gà được chia làm hai đợt là tiêm khi còn nhỏ và tiêm lúc gà đã trưởng thành:
Tiêm vacxin đối với gà con
- Người chăn nuôi nên thực hiện tiêm vacxin khi gà mới nở được khoảng 1 đến 3 ngày tuổi. Tiêm vacxin gumboro cho gà trong 8 – 10 ngày tiếp theo.
- Thực hiện tiêm trực tiếp hoặc cho gà uống vacxin Lasota khi gà đạt 21 ngày tuổi.
- Khi gà đạt 30 – 45 ngày tuổi thì tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà.
- Khi gà được 2 tháng tuổi thì thực hiện tiêm vacxin Newcastle chủng M.
Tiêm vacxin cho gà trưởng thành
Sau khi gà đã qua 2 tháng tuổi, cứ 6 tháng một lần người chăn nuôi nên thực hiện tiêm nhắc lại vacxin Newcastle cho gà để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Ngày nay có loại vacxin 7 trong 1 đã tích hợp tất cả các loại bệnh thành một. Bà con có thể sử dụng loại vacxin này để quá trình tiêm diễn ra gọn lẹ hơn.
Lưu ý khi tiêm vacxin dành cho gà
- Trước khi tiêm vacxin cho gà cần kiểm tra thông tin nhãn mác xem đã đúng loại vacxin mà mình muốn sử dụng chưa. Kiểm tra liều lượng tiêm, thời hạn sử dụng, cách bảo quản,…
- Tùy từng loại vacxin sẽ có vị trí tiêm khác nhau như đùi, dưới da, dưới cánh,…. Do đó bạn cần xác định vị trí chính xác khi tiêm.
- Kim tiêm và ống tiêm cần phải được sát trùng sạch sẽ, tay người tiêm cũng cần phải rửa sạch.
- Khi tiêm vacxin thì gà có thể xuất hiện một số phản ứng phụ như chỗ tiêm bị sưng nóng. Tuy nhiên sau một thời gian thì nó sẽ biến mất. Nếu có phản ứng cục bộ thì bà con có thể xử lý bằng cách chườm nước nóng lên vị trí bị sưng.
- Trong trường hợp nặng hơn là chỗ tiêm bị áp xe và mưng mủ thì bà con cần sử dụng kháng sinh để điều trị.
- Có nhiều trường hợp sau khi tiêm vacxin sẽ bị dị ứng, ở mức độ nhẹ thì một thời gian sau sẽ hết. Nếu mức độ dị ứng nặng thì có thể tử vong. Để tránh tình trạng này xảy ra thì khi tiêm cần chú ý đến thể trạng của gà và liều lượng tiêm. Khi gà có biểu hiện bị dị ứng thì nên sử dụng các loại thuốc như Adrenalin, Epharin.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh việc tiêm vacxin cho gà cũng như thời điểm tiêm phù hợp mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn đã bỏ túi thêm được nhiều kiến thức bổ ích trong việc nuôi dưỡng đàn gà của mình. Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan đến việc chăm sóc gà thì hãy liên hệ ngay với chuyên mục Kiến thức đá gà để được giải đáp.
Tổng hợp: https://dagasv388tructiep.org/
Huỳnh Trọng Khang là CEO của trang đá gà hàng đầu tại Việt Na. dagasv388tructiep.org là nơi có kiến thức sâu về đá gà và gà chọi.
Thông tin chi tiết:
- Email: ceohuynhtrongkhang@gmail.com
- Học vấn: Cử nhân Công nghệ thông tin – Trường Đại học Bách Khoa TP HCM
- Địa chỉ: 129 Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam