Gà Há Miệng Thở Dốc Do Đâu? Những Phương Pháp Điều Trị

Gà há miệng thở dốc thực chất là biểu hiện của những bệnh về đường hô hấp. Trong cổ có nhiều đờm hoặc ngứa cổ họng làm gà cảm thấy khó thở. Đây thường là việc bắt đầu của bệnh nên không gây ra ảnh hưởng gì đáng kể. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị sẽ khiến bệnh chuyển nặng và làm gà tử vong. Tham khảo ngay bài viết sau để có thể hiểu rõ hơn về bệnh há miệng thở dốc ở gà.

Gà há miệng thở dốc là gì?

Gà há miệng thở dốc là biểu hiện thường thấy khi gà mắc bệnh do nhiễm vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale. Loại trực khuẩn gram (-) này thường gây nên các bệnh về đường hô hấp của gà. Từ đó làm gà khó thở và phải há miệng để dễ thở hơn.

Bệnh này do vi khuẩn nên khả năng lây lan nhanh, khi gà sống chung theo đàn sẽ có xác suất nhiễm bệnh cao. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ biến chứng nặng và có thể làm gà chết.

Gà há miệng thở gốc có thể do vi khuẩn gây ra
Gà há miệng thở gốc có thể do vi khuẩn gây ra

>>> Xem thêm: Gà chân cua: Những thông tin thú vị anh em cần biết

Nguyên nhân khiến cho gà há miệng thở

Để chữa trị bệnh hiệu quả thì bà con cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân của nó. Sau đây là một số lý do thường thấy khiến cho gà phải há miệng để thở.

Những nguyên nhân trực tiếp

Vi khuẩn Ornithobacterium Rhinotracheale là một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng thở dốc ở gà, chúng thường sinh sống ở những môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh. Ngoài ra, gà con hệ miễn dịch của chúng còn quá yếu, chưa có sức đề kháng để chống lại bệnh.

Tác nhân nhân gián tiếp

Do vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong các môi trường như thức ăn bị ẩm mốc, gà giống mới nhập về mắc bệnh, phân gà chứa vi khuẩn,… Bên cạnh đó cũng có thể do trong cơ thể gà đã tiềm ẩn sẵn các mầm bệnh khiến cho gà há miệng thở dốc.

Nguyên nhân do gà mắc các bệnh lý khác

  • Bệnh CRD: Đây là căn bệnh hô hấp mãn tính do vi khuẩn Mycoplasma gallspicum gây nên. Nếu không may gà mắc bệnh CRD và E-Coli sẽ khiến khả năng sinh sản bị giảm đáng kể, thậm chí có nguy cơ gây tử vong.
  • Bệnh Aspergillus fumigatus: Gà con dưới 3 tháng tuổi thường xuất hiện bệnh này, nguyên nhân do một loại nấm mốc và có tỷ lệ tử vong lên đến 80%. Gà có các triệu chứng thở bằng miệng khi nhiễm bệnh và khó để chữa trị.
  • Bệnh gà rù: Đây là căn bệnh nguy hiểm và dễ lây lan do vi khuẩn gây ra bệnh Newcastle thuộc vào nhóm Paramyxovirus. Đặc biệt, bệnh thường xảy ra vào những ngày thời tiết trở rét làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp và hệ tiêu hóa của gà.
  • Bệnh ILT: Là căn bệnh viêm thanh quản truyền nhiễm do vi khuẩn Laryngotracheitis tạo ra. Độ tuổi gà từ 4 đến 16 tháng dễ mắc bệnh và xảy ra 3 thể chính là mãn tính, cấp tính và siêu cấp tính.
Gà há miệng thở do bị nhiễm bệnh
Gà há miệng thở do bị nhiễm bệnh

Dấu hiệu nhận biết gà thở dốc bằng miệng

Gà há miệng thở dốc có biểu hiện khá rõ ràng, dưới đây là một số triệu chứng giúp bà con nhận biết:

  • Gà ăn uống kém, lông xù, sụt cân nhanh chóng, ủ rũ, xệ cánh và ít hoạt động.
  • Gà xuất hiện các triệu chứng khó thở, thở khò khè và bụng phình to khi thở, đôi khi phải ngửa cổ lên trời để dễ thở hơn.
  • Gà bị viêm xoang có nhiều dịch nhầy kèm theo máu, sáng sớm hoặc đêm thường ho khạc.
  • Đầu gà và khớp bị sưng đỏ khiến gà khó khăn khi đi lại.
  • Mắt gà lim dim, đờ đẫn, không có tinh thần và thường tách đàn để đi riêng lẻ.
  • Gà bị tiêu chảy phân có màu trắng, đôi khi kèm nhầy xanh.
  • Hốc mắt và khóe mắt gà có nhiều dịch, khi khô kết dính lại khiến gà khó mở mắt.
Một số biểu hiện khi gà há miệng thở
Một số biểu hiện khi gà há miệng thở

Phương pháp điều trị và các loại thuốc đặc trị bệnh gà há miệng thở

Khi gà mắc bệnh cần lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý theo từng nguyên nhân. Dưới đây là 4 cách chữa trị cho gà há miệng thở do các bệnh lý gây ra để bà con tham khảo:

Điều trị gà há miệng thở do bị nhiễm bệnh CRD

Khi gà nhiễm CRD bạn nên cho uống Tylan + Oxytetracycline. Lưu ý chỉ nên cho gà uống một nửa liều lượng trên hướng dẫn. Bên cạnh đó, cần vệ sinh và khử trùng khu vực chuồng trại để tiêu diệt vi khuẩn. Hãy bổ sung thêm đề kháng cho gà bằng một số loại vitamin, thuốc tăng lực, điện giải,…

Điều trị gà há miệng thở dốc khi nhiễm nấm phổi

Việc đầu tiên điều trị gà há miệng thở dốc là cần cho gà uống các loại thuốc đặc trị để diệt nấm phổi như: Crystal-violet, Brilliant Green, Iodua-kali 0,8% để hạn chế khả năng lây nhiễm. Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh như: Amphotericin B, Terramycin, Mycostatin, Nystatin. Cuối cùng trợ sức cho gà bằng việc dùng thêm B.COMPLEX liều lượng khoảng 3g/ 1l nước, MULTI – VITAMIN liều lượng 1g/ 1l nước.

Phương pháp điều trị gà há miệng thở khi nhiễm nấm phổi
Phương pháp điều trị gà há miệng thở khi nhiễm nấm phổi

Điều trị gà há miệng thở do bị nhiễm bệnh gà rù

Cần cho gà uống thuốc Newcastle đầu tiên vì nó có kháng thể nhằm hạn chế gà tử vong trong khoảng 2 ngày. Bên cạnh đó, có thể dùng trực tiếp vaccine Newcastle vào ổ bệnh. Chú ý bổ sung thêm một số loại thuốc trợ lực giúp gà nhanh khỏi bệnh.

Điều trị gà há miệng thở dốc khi nhiễm bệnh ILT

Sử dụng ngay cho gà thuốc Bromhexin hoặc Anagin C, Paracetamol và Prednisolone. Ngoài ra, cho gà uống thêm các loại kháng sinh chuyên đặc trị ILT như Amoxicillin, Doxycycline. 

Đừng quên bổ sung thêm cho gà các loại vitamin, khoáng chất,… Việc này giúp gà gà tăng sức đề kháng và dễ dàng tiêu hóa hơn.

Phương pháp để phòng bệnh gà há miệng thở 

  • Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, phun thuốc sát khuẩn định kỳ ít nhất 1 lần/ tuần.
  • Lựa chọn cơ sở uy tín, đáng tin cậy để chọn mua trứng và mua gà giống.
  • Chuồng nuôi cần thiết kế rộng rãi, thoáng mát vào mùa hè và tránh được gió khi đến mùa đông.
  • Thực hiện tiêm vaccine cho gà theo đúng lịch trình từ nhỏ đến lớn.
  • Mật độ nuôi gà cần hợp lý với diện tích của chuồng.
  • Chế độ ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, bổ sung thêm đề kháng cho gà.

Kết luận

Mặc dù gà há miệng thở dốc khá nguy hiểm nhưng nếu bạn đã có thể nắm được nguyên nhân và cách điều trị thì không còn là vấn đề gì đáng lo ngại. Hy vọng bài viết từ chuyên mục Kiến thức đá gà đã cung cấp cho bạn thêm được nhiều điều hữu ích để áp dụng hiệu quả vào quá trình chăm sóc cho đàn gà của mình.

Tổng hợp: https://dagasv388tructiep.org/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *