Site icon DaGaSV388TrucTiep.org

Gà Rừng: Các Điều Cần Biết Trước Khi Nuôi Chúng Để Đá Gà

Gà rừng thuộc phân loài chim lớn, được tìm thấy trong tự nhiên hoang dã. Nhiều năm qua, người Việt đã tìm kiếm, thuần hóa và nuôi dưỡng giống gà này với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, nhiều sư kê cũng quan tâm và lựa chọn giống gà này để đúc chiến kê. Dưới đây là những chia sẻ, kinh nghiệm của giống gà này từ các sư kê lão làng.

Đặc điểm của gà rừng ở Việt Nam 

Thuộc giống gà quý hiếm ở Việt Nam vì gà rừng sinh ra và có nguồn gốc tự nhiên, không có sự lai tạo của con người. Đặc điểm nhận dạng đầu tiên là gà không quá to lớn đồ sộ như các giống gà lai, nuôi nhốt. Cân nặng của loài gà này thường ở chỉ ở mức từ 1 – 1,5kg/ con. Chiều dài của cánh gà từ 200mm – 250mm.

Đây là giống gà không quá to nhưng rất nhanh nhẹn

Xem thêm: Gà Nòi Là Gì? Chia Sẻ Kinh Nghiệm Chọn Gà Hay Để Chọi

Về màu sắc, gà trống thường xuất hiện lông đỏ cam ở đầu và cổ, phần lưng và cánh sẽ có màu đỏ thẫm, dần về phía ngực, bụng và đuôi thì có màu đen. Phần thân gà mái thường có lông màu nâu xám. Phần mỏ của gà hay có màu xám chì hay nâu sừng. Chân gà có màu xám nhạt. Mắt gà có hai màu phổ biến là vàng cam hoặc nâu.

Tập tính sinh sống của giống gà rừng Việt Nam 

Được sinh ra trong môi trường hoang dã, tự nhiên nên gà có thể sinh sống ở nhiều môi trường khác nhau. Nơi sống thích hợp, phát huy được mọi tố chất của chúng là khu rừng thứ sinh nằm gần nương rẫy, đồi cây, rừng gỗ pha các loại giang nứa…

Khi sống trong thiên nhiên lâu ngày, gà có tập tính kiếm mồi xa, mắt nhanh nhạy quan sát kỹ. Khi có tiếng động nhẹ, gà nhanh chóng đề phòng, tranh xa. Nhiều người vì thế đã nhận xét giống gà này nhút nhát nhưng tinh khôn và linh hoạt.

Gà ở rừng thường kiếm ăn lúc sáng sớm hoặc xế chiều. Buổi tối, gà thích ngủ dưới tán cây lớn hoặc bụi giang nứa. Khi đến mùa sinh sản thì gà trống gáy nhiều vào lúc đi kiếm ăn để tìm bạn tình. Một con trống đi được với nhiều con mái. Gà mái mỗi lần đẻ trứng thì đẻ từ 5 – 10 quả trứng. Thời gian ấp trứng của gà mái là 21 ngày.

Phân loại gà rừng tại Việt Nam 

Phân loại giống gà này tại Việt Nam hiện được chia theo khu vực sinh sống từ Bắc vào Nam. Theo đó, mỗi khu vực địa lý sẽ có môi trường sống khác nhau, hình thành các đặc trưng, tập tính, cơ thể khác nhau cho từng loại gà.

Phân loại gà được chia theo phân bố địa lý từ Bắc vào Nam

Loại gà rừng Việt Nam 

Việt Nam đang có 3 loại gà rừng được phân chia như sau:

Tình trạng hiện nay 

Nhiều năm trước, người Việt thường bắt gặp giống gà này khi đi vào rừng. Thỉnh thoảng, chúng mới xuất hiện ở khu dân sinh và có giao phối với các giống gà nuôi tại nhà. 

Hiện nay, nhu cầu săn bắt ngày càng nhiều thì lượng gà rừng đang suy giảm nhanh chóng. Chúng ta ít thấy chúng xuất hiện trong tự nhiên. Giống gà tự nhiên này được tìm kiếm, mua bán với nhiều mục đích khác nhau như bán thịt, nuôi làm cảnh hay nuôi để đi đá gà. 

Giống gà này hiện có giá bán thịt là 300.000đ/kg. Đối với những con gà đẹp, khỏe đáp ứng được nhu cầu làm cảnh, đúc kê gà đá thì mức giá còn cao hơn rất nhiều. Do đó, việc  bẫy giống gà này rất phổ biến. Người săn bắt sử dụng nhiều loại bẫy tinh vi, súng kíp để bắt được loại gà tinh ranh, nhạy bén này.

Gà rừng có đá gà được không?

Nhiều anh em nuôi gà đã đặt câu hỏi về việc gà rừng có đá gà được không? Thực tế, đây là giống gà được nhiều sư kê lão làng lựa chọn để nuôi và huấn luyện đi đá gà trong nhiều năm qua. Giống gà này có nhiều ưu điểm để có thể trở thành 1 chiến kê uy lực, đánh bại được nhiều giống gà khác.

Bản chất của gà tự nhiên là nhanh, mạnh. Chúng tạo ra những đòn đánh đâm thẳng vào vùng đầu của đối thủ. Lịch sử đá gà đã từng có trường hợp giống gà hoang dã này đá đui cả 2 mắt của một con gà nòi. 

Gà rừng trong 1 trận đá gà

Tuy nhiên, hiện nay để sở hữu và thuần hóa một con gà hoang dã là không hề dễ dàng. Theo đó, những người nuôi gà đá lâu năm thường lựa chọn lai chúng với các giống gà khác. Điều này giúp loại bỏ các nhược điểm của giống gà hoang dã là nhút nhát, khó thuần phục. Đồng thời, các sư kê sẽ giữ lại các thế mạnh như nhanh nhẹn, mạnh khỏe, quyết đoán và máu chiến của chúng.

Kết luận

Trên đây là các chia sẻ về giống gà rừng từ các sư kê có kinh nghiệm nhiều năm. Anh em nhớ lưu lại để áp dụng khi nuôi hoặc đúc gà từ giống gà này nhé! Website dagasv388tructiep.org và chuyên mục Kiến thức đá gà sẽ giúp anh em thành công khi lựa chọn giống gà tự nhiên, quý hiếm này. 

Tổng hợp: https://dagasv388tructiep.org/

Exit mobile version