Gà Bị Sổ Mũi Và Biểu Hiện Nhận Biết, Nguyên Nhân, Cách Trị

Gà bị sổ mũi là tình trạng gà chảy nước mũi kèm theo các biểu hiện như nghẹt mũi, có đờm, ủ rũ,… Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà biểu hiện cũng sẽ diễn biến khác nhau. Vì vậy, sư kê cần phải biết rõ những dấu hiệu nhận biết thật chính xác. Sau đây sẽ là một số chia sẻ của dagasv388tructiep về bệnh lý này.

Dấu hiệu nhận biết gà chọi bị bệnh chảy nước mũi

Khi gà mắc các bệnh về đường hô hấp, một trong những triệu chứng điển hình là gà bị sổ mũi. Đặc biệt với bệnh sổ mũi ở gà, các triệu chứng của bệnh sổ mũi ở gà có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, gà có thể bị chết.

Chúng ta quan sát đàn gà khi mắc bệnh gà chảy nước mũi. Dấu hiệu đặc trưng nhất là con gà sẽ bị chảy nước mũi và kèm theo một số biểu hiện khác như sau.

  • Gà khò khè có đờm, đồng thời bị nghẹt mũi
  • Phần mặt và đầu của nó cũng bị sưng phù, lúc này rất dễ dàng nhìn thấy được
  • Phần mí mắt dính vào với nhau, mắt có thể bị viêm từ nhẹ đến nặng
  • Gà sẽ lười ăn, hoặc bỏ ăn, ủ rũ và ngày càng ốm yếu
  • Đặc biệt, phần dịch lỏng trong mũi lâu ngày sẽ bị đặc lại, bưng mủ và đóng thành cục làm cho mũi của nó phình to lên.

>>> Xem thêm: Gà Bị Sưng Chân Và Những Biểu Hiện, Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Dấu hiệu nhận biết Gà bị chảy nước mũi
Dấu hiệu nhận biết Gà bị chảy nước mũi

Nguyên nhân làm gà bị sổ mũi?

Thông thường, một loại bệnh ở gà có thể được chẩn đoán từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Và tình trạng khò khè ở gà gây ra bởi một số nguyên nhân chính mọi người có thể tham khảo như sau.

Với bệnh sổ mũi thông thường

Bệnh gà bị sổ mũi thông thường là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xuất hiện khi  thời tiết hơi thay đổi trên những cá thể gà có sức đề kháng kém,  gầy yếu. Hay phát bệnh lúc mới vào thời kỳ giao mùa, độ ẩm, nhiệt độ biến động. Ngoài ra, gà có thể nhiễm bệnh do.

  • Chất độn nền và bề mặt chuồng ở không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Môi trường ẩm thấp, gió lùa, nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển gây bệnh.
  • Gà chưa kịp thích nghi khi khi thời tiết và nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột.

Với bệnh sổ mũi do vi khuẩn Coryza truyền nhiễm

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm ở gà là một bệnh nguy hiểm hơn bệnh sổ mũi thông thường. Nó có thể lây lan qua đường hô hấp, tiếp xúc với phân hoặc nước tiểu của gà bị bệnh. 

Theo các chuyên gia, bệnh gà bị sổ mũi truyền nhiễm phổ biến nhất ở Việt Nam là bệnh Coryza, do vi khuẩn Haemophilus Gallinarum gây ra. Vi khuẩn này là một vi khuẩn gram âm và hiếu khí, có thể tồn tại được từ 2 – 3 ngày ngoài môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, vi khuẩn này dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao và các chất khử trùng thông thường. 

Gà bị sổ mũi do vi khuẩn truyền nhiễm (Coryza)
Gà bị sổ mũi do vi khuẩn truyền nhiễm (Coryza)

Cách chữa trị gà đá bị khò khè sổ mũi

Trị gà bị sổ mũi thông thường và chảy mũi cho bệnh Coryza sẽ khác nhau. Các sư kê có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Trị gà sổ mũi thông thường

Khi phát hiện gà bị chảy nước mũi, bạn cần chữa trị ngay lập tức để gà có thể khỏi bệnh nhanh chóng. 

  • Vệ sinh chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm mốc cho gà. Sử dụng các loại đèn, thiết bị để sưởi ấm ổ.
  • Pha thêm với nước gừng tươi cho gà uống liên tục trong 2 ngày mỗi ngày 2 lần.
  • Nên sử dụng kháng sinh đặc trị bệnh hô hấp trên gà đối với gà bị sổ mũi, khò khè nặng từ 5–7 ngày. Như Nystatin thể trọng theo liều trên nhãn sản phẩm là với liều 1g/ 5kg.
  • Bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất,  vitamin giúp chiến kê mau khỏe mạnh.
Cần chữa trị ngay lập tức khi gà sổ mũi thông thường
Cần chữa trị ngay lập tức khi gà sổ mũi thông thường

Trị bệnh gà chảy nước mũi do Coryza

Bạn cần thực hiện các biện pháp sau ngay khi phát hiện gà bị sổ mũi.

  • Để tiện chăm sóc hãy nhanh chóng cách ly riêng những con gà có dấu hiệu bị bệnh.
  • Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và phương tiện vận chuyển sạch sẽ. Phun tiêu độc chuồng trại để khử trùng bằng MEBI-IODINE mỗi tuần 1 lần.
  • Sử dụng kháng sinh đặc trị bệnh cảm truyền nhiễm Coryza ở gà như Mebi-Enroflox Oral, Amox Ac 50% hoặc TILMI ORal.
  • Sử dụng thuốc long đờm BROMHEXINE để đẩy nhanh quá trình hấp thu thuốc, giúp gà có thể thở được và nâng cao sức khỏe cả đàn.
  • Tăng cường trợ sức cho gà bằng cách sử dụng thuố đề kháng Mebi-Orgalyte, Vitamin C 15%,…
Cách trị gà chảy nước mũi do bệnh (Coryza)
Cách trị gà chảy nước mũi do bệnh (Coryza)

Kết bài

Với từng loại bệnh gà bị sổ mũi khác nhau, các sư kê sẽ phải thực hiện điều trị cho gà theo những cách tương ứng. Mọi người có thể tham khảo hướng dẫn bên trên để áp dụng khi cần thiết. Ngoài ra, SV388 còn chia sẻ về nhiều vấn đề khác. Hãy truy cập ngay và học hỏi thêm kiến thức mới nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *