Gà bị ốm trong teo lườn là một căn bệnh không phải người mới bắt đầu nào cũng có thể nhận ra dễ dàng. Bệnh này không biểu hiện rầm rồ mà tấn công từ từ vào hệ cơ quan của gà, khi chủ nhân phát hiện thì bệnh đã trở nặng. Căn bệnh nên được chú ý phòng tránh và điều trị bởi những tác hại đáng kể của nó.
Nguyên nhân gà bị ốm trong teo lườn
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới gà bị ốm trong teo lườn, phổ biến nhất vẫn là do tổn thương nội tạng. Gà chọi trong quá trình chiến đấu có thể bị trọng thương, ảnh hưởng đến cơ quan bên trong. Tuy nhiên, chủ nhân không phát hiện và chữa trị đầy đủ, khiến cho chấn thương trở nặng và hình thành nên loại bệnh này.
Gà mà bị ốm trong một thời gian dài cũng tăng nguy cơ phát triển bệnh ốm trong teo lườn. Thời gian bị bệnh kéo dài khiến cho lục phủ ngũ tạng chịu đựng, gồng gánh quá sức dẫn đến tình trạng suy yếu. Tuy rằng đã khỏi căn bệnh hiện tại, nhưng chính lúc này cơ thể gà lại bắt đầu hình thành bệnh ốm trong teo lườn.
>>> Xem thêm: 5+ Cám Gà Đá Được Các Sư Kê Chuyên Nghiệp Tin Tưởng
Chế độ ăn không phải là nguyên nhân nhưng lại đóng yếu tố tối trọng trong việc hình thành loại bệnh gà bị ốm trong teo lườ. Thức ăn nghèo nàn khiến gà không đủ sức đề kháng, không phát triển đầy đủ các bộ phận bên trong. Ngược lại chế độ ăn dư thừa chất chẳng khá là bao. Nếu cho gà ăn quá nhiều một chất nào đó, gà không thể hấp thụ nổi, cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức cũng không tốt.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì môi trường cũng là nhân tố quan trọng mà sư kê cần quan tâm. Môi trường có nhiều chất độc hại như khói thuốc, mùi thuốc sâu, ẩm mốc… cũng khiến hệ hô hấp của gà suy yếu. Trở thành cơ hội thích hợp hình thành bệnh ốm trong teo lườn.
Có thể nhiều sư kê chưa biết nhưng tập luyện quá sức cũng dẫn tới căn bệnh quái ác này. Muốn đốt cháy giai đoạn, ép gà tập thật nhiều, không khoa học, dẫn tới gà đuối sức và suy nhược.
Tác hại của gà bị ốm trong teo lườn
Gà bị ốm quả là một điều đáng buồn cho sư kê – người mất công huấn luyện, chăm sóc và ở cạnh gà nhiều ngày, nhiều tháng. Bệnh ốm trong teo lườn gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Thường bệnh diễn ra âm thầm nên gà bị suy yếu nội tạng âm thầm đến khi bùng phát thì gà yếu hẳn, có khi ngất lịm và mất gân. Nặng nhất vẫn là mất khả năng chiến đấu, khi ấy thật đáng tiếc công sức và tiền bạc đầu tư vào gà chiến.
Theo ghi nhận, một số ít trường hợp gà chọi lây bệnh ốm trong teo lườn cho nhau. Anh em nên cẩn thận tách đàn khi phát hiện ra một con bị bệnh, tránh thiệt hại cho cả đàn gà.
Cách nhận biết gà ốm trong teo lườn
Gà bị ốm trong teo lườn là tình trạng đột ngột gà yếu đi và ngất lịm, không còn khả năng hoạt động và chiến đấu. Ngoài ra, gà không còn chịu ăn, khiến cơ thể gầy gò, mất đi dáng vệ oai dũng của một chiến kê thực thụ. Gà bị bệnh lâu ngày sẽ dẫn đến mất gân, tụt lực và nguy hiểm nhất là không thể ra chiến đấu được nữa.
Đặc điểm đầu tiên nhận biết được gà bị ốm trong teo lườn chính là việc sụt cân đáng kể. Hệ thống cơ teo đi nhanh chóng, khiến phần lườn lộ ra, gầy guộc, ốm yếu. Những chú gà đã mắc bệnh này thì khó nuôi béo lên được, trông chúng xanh xao mệt mỏi vì nội tạng đã bị tổn thương nghiêm trọng.
Cách nhận biết thứ hai chính là hiện tượng teo gân ở gà chọi. Khi mất gần, chiến kê gần như mất khả năng chiến đấu, dần trở nên vô dụng. Ở giai đoạn cuối, nhiều con gà còn không thể đứng nổi vì gân gần như đã bị phá hủy hết.
Gà bị ốm trong teo lườn thường chán ăn, bỏ ăn vì hệ tiêu hóa đã bị tổn thương, khiến diều bị chướng. Gà hầu như không thể hấp thụ chất dinh dưỡng, chán ăn dẫn đến cơ thể suy nhược và gầy yếu, cuối cùng là chết.
Ngoài ra, có thể nhận ra gà bị bệnh thông qua bộ lông xơ xác. Bộ lông còn phản ánh sức khỏe của chiến kê, gà có sức khỏe tốt thường có bộ lông bóng mượt, sạch sẽ. Ngược lại thì bộ lông xơ xác là dấu hiệu của suy nhược và bệnh tật, trong đó có bệnh trong teo lườn.
Cách phòng, điều bị bệnh trong teo lườn ở gà
Giả sử gà ở nhà bị bệnh trong teo lườn thì anh em cần làm những gì để cứu con gà ấy và phòng bệnh trong teo lườn cho những con còn lại?
Cách phòng bệnh
Cách phòng bệnh trong teo lườn đơn giản và tiết kiệm nhất vẫn là quan sát kỹ càng chiến kê yêu quý của mình. Sau mỗi trận đấu, sư kê cần xem đầu, cổ, cánh và chân xem có chỗ nào xước sát chảy máu hay không. Nên vạch lông lên kiểm tra những bộ phận còn lại, tránh bỏ sót các tổn thương bị che phủ. Nếu phát hiện ra vết thương hay vết bầm tím, cần xử lý tức thời, chăm sóc gà ở chế độ đặc biệt, tránh để gà tập luyện quá sức.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong sự phát triển mà còn trong việc phòng bệnh ốm trong teo lườn. Nên bổ sung cho gà đầy đủ và đa dạng loại thức ăn, thêm sỏi đá nhỏ để gà tiêu hóa tốt hơn. Lưu ý không nên cho gà ăn quá nhiều một thứ trong một thời gian dài, việc này dẫn đến cơ thể phải tốn năng lượng đào thải những chất dư thừa.
Thức ăn, nước uống và môi trường sống nên được đảm bảo sạch sẽ, tạo điều kiện sinh hoạt tốt nhất cho gà. Hơn nữa, nên cho gà tiêm phòng đầy đủ ngay từ khi còn nhỏ để phòng được bệnh ốm trong teo lườn trước khi quá muộn.
Cách trị bệnh
Đầu tiên, nên tách riêng gà bị ốm trong teo lườ ra khỏi đàn để tránh chúng lây nhiễm cho nhau. Chuồng trại cho gà bệnh nên được thông thoáng, tránh ẩm mốc làm vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi. Vào buổi tối nên đảm bảo gà được ấm mà vẫn thoáng khí, đặc biệt vào mùa gió đông bắc.
Bổ sung thức ăn tươi như rau xanh, bắp, khoai. Thức ăn khô như thóc, gạo nên được ngâm nước trước khi cho gà ăn. Nên đầu tư cho gà một số loại thức ăn vitamin và khoáng chất phổ biến trên thị trường. Loại thức ăn này khá tiện lợi mà mang lại hiệu quả cao cho gà bị ốm trong teo lườn.
Kết luận
Gà bị ốm trong teo lườn không phải là một bệnh có thể phát hiện sớm, một khi phát bệnh ra bên ngoài thường rất nặng và mất khả năng chiến đấu. Tuy nhiên việc phòng bệnh cho gà lại vô cùng đơn giản và tiết kiệm. Theo dõi bài viết tại Kiến thức đá gà để biết cách chăm sóc gà thường xuyên, tránh việc gà bị bệnh nặng, gây thiệt hại to lớn cho anh em.
Tổng hợp: https://dagasv388tructiep.org/
Huỳnh Trọng Khang là CEO của trang đá gà hàng đầu tại Việt Na. dagasv388tructiep.org là nơi có kiến thức sâu về đá gà và gà chọi.
Thông tin chi tiết:
- Email: ceohuynhtrongkhang@gmail.com
- Học vấn: Cử nhân Công nghệ thông tin – Trường Đại học Bách Khoa TP HCM
- Địa chỉ: 129 Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam