Gà bị mất gân ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến khả năng ra đòn và khả năng di chuyển của gà chọi khi tham gia thi đấu. Ở các trận đấu trước đây, tỷ lệ chiến thắng của những chiến kê mất gân gần như bằng 0. Vậy nguyên nhân gì khiến cho gà mất gân? Làm sao để điều trị mất gân ở gà. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất.
Gà bị mất gân là gì?
Đây là tình trạng gà bị thiếu đi sự linh hoạt khi di chuyển và thi đấu. Khi những chú gà chọi bị mất gân, gà sẽ không thể nhảy lên khi đánh đến hiệp 2, hiệp 3,… và lúc này chỉ có thể đứng im chịu đòn. Theo những sư kê có nhiều kinh nghiệm, gà có thể bị hỏng nếu không được điều trị dứt điểm tình trạng mất gân.
Nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa tình trạng mất gân và rút gân. Tuy nhiên, thực chất rút gân là do dây thần kinh ở chân gà bị tổn thương khiến cho đôi chân bị co quắp lại và không thể đứng vững hay di chuyển.
Dấu hiệu nhận biết gà mất gân
Đối với các sư kê mới vào nghề thường ít khi để ý đến tiểu tiết nên sẽ khó phát hiện ra gà của mình bị mất gân. Một số triệu chứng phổ biến khi gà bị mất gân như sau:
- Cách gà tiếp đất khi tham gia trận đấu khác so với trước kia. Nếu chiến kê của bạn thường tiếp đất bằng một nhịp nhưng sau đó thường xuyên bị mất đà và cần đến nhiều nhịp để đứng dậy được thì đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc mất gân.
- Gà không vững khi di chuyển và đi lại khập khiễng, sẽ rất khó nhận biết gà mất gân nếu không quan sát kỹ vì đây là giai đoạn đầu.
- Gà ít di chuyển và thường nằm một chỗ vì mất gần làm chúng đau đớn.
- Những đòn tung ra yếu hơn bình thường, gà đá nhưng đối phương không hề dính chấn thương. Bên cạnh đó, gà thường chạy quanh sân và không thể bay lên tung cú đá được như trước đây.
Nguyên nhân khiến cho gà mất gân
Nếu như đã nhìn nhận được những dấu hiệu gà mất gân thì các sư kê cần tìm ra nguyên nhân để đưa ra cách điều trị phù hợp. Hiện tượng mất gân ở gà có thể do những tác nhân sau đây:
- Gân của gà bị tổn thương do chúng vận động quá nhiều, có thể là chế độ tập luyện quá cao và vượt ngưỡng cho phép của gà.
- Chiến kê bị ngã trong quá trình thi đấu làm ảnh hưởng đến gân nhưng các sư kê không để ý và để vết thương kéo dài quá lâu.
- Dùng nhiều thuốc kháng sinh bằng cách tiêm vào bắp hoặc chân của gà.
- Gà mất gân cũng có thể do ảnh hưởng của việc đạp mái quá nhiều.
- Sử dụng các kỹ thuật om bóp, vào nghệ không chính xác khiến hỏng gà.
- Nhiều trường hợp gà bị trúng gió dẫn đến mất gân.
Xem thêm: Tìm Hiểu Cách Phòng Tránh Gà Bị Bệnh Gumboro Hiệu Quả
Phương pháp chữa trị cho gà bị mất gân
Để chữa trị mất gân cho gà cần đầu tư nhiều thời gian, dưới đây là những phương pháp chữa trị cho gà mất gân hiệu quả được chia sẻ từ các lão làng trong nghề.
Bước 1: Kiểm tra tình trạng gân của gà
Khi phát hiện gà có hiện tượng đi tập tễnh hoặc chân sau bị yếu thì người chăn nuôi cần tách riêng gà ra khỏi những cá thể khác. Chú ý giai đoạn này không cho gà trống đạp mái.
Chọn một không gian thoáng mát và nhiều cây cỏ để thả gà mất gân ra, điều này nhằm giúp cho gà có thể thoải mái tắm nắng, tắm cát và có thể tự kiếm ăn. Nếu anh em không muốn cho gà cảm thấy bị cô đơn, stress thì có thể thả chung cùng các chú gà non.
Bước 2: Thực hiện om bóp cho gà
Sau khi đã tạo được một môi trường lý tưởng cho gà bị mất gân dưỡng thương thì cần om bóp bằng rượu cho gà mỗi ngày. Mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối anh em sẽ dùng rượu để bóp phần đùi gà, thực hiện liên tục khoảng 2 tuần. Lưu ý cần duy trì om bóp kết hợp với các bài tập để gà nhanh chóng hồi phục.
Bước 3: Các bài tập phục hồi
Theo kiến thức đá gà, các sư kê có thể áp dụng 2 bài tập sau để giúp gà phục hồi nhanh hơn:
- Bài 1: Dùng tay phải đặt vào lườn trước và tay trái đặt vào lườn sau của gà. Thực hiện động tác nâng từ từ gà lên khoảng 30cm so với mặt đất và thả cho chúng rơi tự do. Trong vòng 5 ngày thực hiện lặp đi lặp lại quá trình này khoảng 10 lần.
- Bài 2: Chỉ sử dụng mình tay phải và đặt vào lườn trước của gà, sau đó hất gà lên cao để cho chúng rơi tự do. Đối với bài tập này sẽ giúp cho gà được vận động nhiều hơn.
Anh em nên thực hiện kết hợp cả hai bài tập và chú ý quan sát quá trình tiếp đất gà có bị khụy gối hay không. Nếu có thì giảm tốc độ các bài tập để gà làm quen dần, khi gà đã quen thì mới tăng tốc độ lên.
Bước 4: Bổ sung dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hồi phục của gà bị mất gân, anh em cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để gà có thể nhanh chóng hồi phục.
- Thức ăn: Bên cạnh các loại thức ăn chính như thóc, lúa, ngô,… thì cần cung cấp thêm cho gà các loại mồi tươi như thịt, cá, giun, dế,… cùng với rau xanh. Nếu có điều kiện thì có thể bổ sung thêm cho gà 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần giúp gà khỏe hơn. Tuy nhiên, cũng cần chú ý cho ăn với chế độ hợp lý tránh việc gà bị tăng cân.
- Thuốc phục hồi: Các sư kê nên kết hợp dùng thêm các loại thuốc phục hồi gân cốt và xương để gà hồi phục nhanh hơn. Một số loại thuốc như: Bổ gân gối Superstar, tăng cơ Rainbow, bổ xương Bio. Dùng theo liều lượng của nhà sản xuất ghi trên bao bì để đạt hiệu quả tối ưu.
Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến phương pháp chữa trị gà bị mất gân hiệu quả mà đá gà Sv388 muốn chia sẻ đến bạn. Các sư kê nên nắm rõ triệu chứng và chủ động tìm ra nguyên nhân chăm sóc gà chọi của mình để đưa ra được những phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Huỳnh Trọng Khang là CEO của trang đá gà hàng đầu tại Việt Na. dagasv388tructiep.org là nơi có kiến thức sâu về đá gà và gà chọi.
Thông tin chi tiết:
- Email: ceohuynhtrongkhang@gmail.com
- Học vấn: Cử nhân Công nghệ thông tin – Trường Đại học Bách Khoa TP HCM
- Địa chỉ: 129 Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam