Nguyên nhân và cách chữa trị cho gà bị bệnh ké chậu

Gà bị bệnh ké chậu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi đây là loại bệnh khá phổ biến và dễ mắc phải ở gia cầm. Loại bệnh này khiến chân gà bị phù to gây khó khăn trong việc di chuyển. Anh em muốn tìm hiểu nguyên nhân phát bệnh và dấu hiệu nhận biết thì hãy cùng DAGASV388TRUCTIEP theo dõi bài viết sau nhé!

Gà bị ké chậu là bệnh gì ?

Gà bị bệnh ké chậu là hiện tượng phần dưới chân gà bong lên. Đây là bệnh viêm bàn chân có mặt phổ biến trên các loài gia cầm. Vết thương sưng phù sẽ ngày càng phát triển và khiến gà khó khăn trong di chuyển.

Đối với gà chọi, chúng sẽ dễ bị chiến kê khác làm tổn thương. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ trở nên nặng hơn và khiến gà chỉ còn một chân để di chuyển. Ngoài cách gọi ké chậu thì căn bệnh này còn được biết đến là kén chân, sưng củ bàn, lậu đế và đậu gà.

Ké chậu sẽ bắt đầu phát triển dưới bàn chân của gà. Để lâu dài, bệnh tình sẽ khiến gà khó tác động phần xương khớp nên khó khăn khi di chuyển. Ké chậu còn làm sức khỏe của gà bị suy giảm, các cơ ngày càng kém săn chắc.

Gà chọi mắc bệnh ké chậu lâu ngày sẽ mất khả năng thi đấu. Bởi các cơ chân gà không thể hoạt động ổn định. Đồng thời gà cũng không thể gầy giống do thiếu sức lực để đạp mái. Có thể nói khi mắc phải bệnh này thì hầu như trở thành gà phế.

Tình trạng gà bị bệnh ké chậu
Tình trạng gà bị bệnh ké chậu

Xem thêm: Gà bị bệnh Ib – Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp bảo vệ

Nguyên nhân gà bị bệnh ké chậu

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ké chậu ở gà có rất nhiều. Hiểu đơn thuần thì đây là tình trạng gà bị viêm bàn chân do vi khuẩn Staphylococcus xâm nhập. Ban đầu chúng sẽ tạo nên vết sưng ở chân gà.

Một thời gian sau vết sưng sẽ chuyển sang hiện tượng áp xe tác động tới phần mô mềm lẫn xương khớp của gà. Nếu anh em không phát hiện sớm để điều trị, bệnh ngày càng nặng hơn và trở thành đậu gà, lậu đế. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính dẫn đến ké chậu ở gà:

  • Gà bị phần cựa sắt của chiến kê khác đâm vào chân nên nhiễm khuẩn và bị ké chậu.
  • Gà dẫm phải các vật sắc nhọn như đinh vít, kẽm gãi trong quá trình hoạt động hàng ngày.
  • Môi trường sống của gà không sạch sẽ, vệ sinh, nền chuồng có nhiều vật sắc nhọn.
  • Gà tiếp đất không tốt và hay bị dẫm phải sỏi.
  • Gà thiếu vitamin A nên mắc bệnh ké chậu.
Gà bị ké chậu sau khi chiến đấu
Gà bị ké chậu sau khi chiến đấu

Triệu chứng nhận biết gà bị bệnh ké chậu

Gà bị bệnh ké chậu rất dễ nhận biết nếu anh em chăm sóc gà kỹ lưỡng. Bệnh này có triệu chứng rất đặc trưng, khó nhầm lẫn với các tình trạng khác. Thường thì chân gà sẽ bị sưng tấy ở mu bàn chân, un mủ và chảy máu nhẹ. Khi vết thương phát triển lớn, gà có biểu hiện đi cà thọt hoặc bị tê liệt hẳn một chân. Hai loại ké chậu thường gặp nhất ở gà là chậu kín và mở miệng.

  • Ké chậu kín thuộc giai đoạn đầu phát bệnh và rất dễ điều trị. Vết thương lúc này chỉ ở dạng sưng tấy, không mưng mủ hay chảy máu.
  • Ké chậu mở miệng là giai đoạn vết thương đã nhiễm trùng, chuyển thành áp xe khiến chân gà chảy máu và mưng mủ.

Nếu không phát hiện để điều trị kịp thời, gà rất dễ bị tử vong hoặc nhẹ hơn thì liệt hẳn. Cách chữa trị gà bị ké chậu sẽ căn cứ vào triệu chứng bên ngoài lớp da chân gà. Do đó anh em nên tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành mua thuốc chữa bệnh.

Gà bị ké chậu sẽ xuất hiện vết lở lớn ở chân
Gà bị ké chậu sẽ xuất hiện vết lở lớn ở chân

Cách chữa trị gà bị bệnh ké chậu

Hiện có nhiều phương thức điều trị bệnh ké chậu cho gà. Tìm được cách điều trị hiệu quả sẽ làm giảm tỷ lệ gà chết. Ngoài ra anh em còn hạn chế hết mức tình trạng thất thoát kinh tế cho mình. Dưới đây là một vài cách chữa trị gà bị bệnh ké chậu hiệu quả:

Điều trị bệnh bằng tiểu phẫu

Cách điều trị gà bị bệnh ké chậu bằng phương pháp tiểu phẫu rất hiệu quả. Anh em sẽ thấy sức khỏe gà tiến triển tốt lên sau 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên bạn phải thực hiện giải phẫu đúng kỹ thuật. Tốt nhất nên mang gà ra trung tâm thú y để hạn chế gây nguy hiểm.

Dụng cụ để mổ

Trước tiên, anh em cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ y tế và thiết bị tiểu phẫu. Các dụng cụ cần thiết bao gồm dao, kéo, cồn, băng gạc, thuốc sát trùng. Lưu ý các dụng cụ phải đều trải qua quá trình khử trùng và sát khuẩn.

Sát trùng vết thương

Sát trùng vết thương trên chân gà sạch sẽ. Điều này giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm tấn công vào máu gà. Anh em treo gà lên với tư thế buông thõng hai chân xuống. Tiếp đến mọi người lấy khăn bịt mắt gà để chúng không bị hoảng sợ và giãy mạnh.

Xác định vị trí cần mổ

Ké chậu thường nằm trong một vùng tròn bên dưới lòng bàn chân gà. Trong đó bao gồm các tế bào chết và vi khuẩn kết tinh ở dạng bột đậu. Anh em cần xác định đúng vết thương rồi dùng dao rạch xung quanh. Sau đó bấm vào chân gà để đẩy hết chất dịch ra ngoài. Tiếp đến tiến hành loại bỏ hết các nhân ké chậu để vết thương mau lành hơn.

Hoàn thành băng bó

Khi đã loại bỏ hết tế bào chết và nhân vi khuẩn bên trong, anh em tiến hành sát khuẩn lần nữa bằng thuốc sát trùng. Sau đó rửa sạch vết thương và dùng Vetericyn VF để bôi lên vết thương hở. Anh em nên dùng tăm bông rửa sạch vết thương trên chân gà hàng ngày. Đừng quên kiểm tra vết thương và thay băng trong tuần để nắm được mức độ hồi phục.

Dùng thuốc sau khi mổ

Anh em nên xử lý vết thương cẩn thận, tránh để gà bị nhiễm trùng trở lại. Mọi người nếu vệ sinh vết thương không kỹ thì nên dùng thêm thuốc chống viêm, sưng phù. Như vậy thì gà mới mau chóng hồi phục và khỏi bệnh.

Tiến hành lấy nhân ké chậu
Tiến hành lấy nhân ké chậu

Cách chăm sóc gà bị bệnh ké chậu

Việc chăm sóc cũng là mấu chốt giúp gà bị ké chậu nhanh khỏi bệnh. Dưới đây là một vài chia sẻ kiến thức đá gà của sư kê về các hướng chăm sóc để chiến kê nhanh bình phục.

  • Sau khi mổ, anh em nên treo gà lên trong một ngày để vết thương không tiếp đất. Nếu vết thương to thì nên treo gà trong hai ngày.
  • Chuyển gà đến địa điểm vệ sinh, sạch sẽ, nền chuồng trại không có tác nhân gây hại đến vết mổ.
  • Rửa và thay băng thường xuyên cho gà.
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu năng lượng như mật ong, pharmaton, thóc mầm, cơm trắng.
  • Tăng cường cho gà uống vitamin V1, chất điện giải, Bcomplex.

Hướng dẫn cách phòng ngừa gà bị bệnh ké chậu

Trước khi phải đối mặt với hướng điều trị gà bị bệnh ké chậu, anh em nên tìm hiểu ngay cách phòng ngừa hiệu quả. Sau đây là một vài thông tin mọi người cần lưu ý để gà không mắc bệnh.

  • Đảm bảo vệ sinh chỗ gà ở: Anh em nên thường xuyên dọn dẹp, sát khuẩn chuồng trại, tránh để nơi sinh sống của gà bốc mùi hôi thối.
  • Hạn chế để gà bay cao: Một số loại gà có khả năng bay cao nhưng không thể tiếp đất an toàn. Do đó chúng dễ bị va chạm với những vật sắc nhọn, khiến chân bị nhiễm trùng và gây nên ké chậu.
  • Khẩu phần ăn đầy đủ chất: Anh em nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho gà. Đồng thời cho gà uống thêm thực phẩm chức năng nếu cần thiết. Tăng cường cho gà uống vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ giúp chúng ít bị vi khuẩn viêm nhiễm tấn công.
  • Xử lý ngay vết thương ở chân gà: Nếu anh em nuôi gà chọi, kiểng thì nên theo dõi sức khỏe và thể trạng chúng thường xuyên. Khi nhận thấy gà cưng có vết thương hở thì hãy sát trùng ngay. Như vậy sẽ tránh vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh ké chậu.
Giữ nơi ở của gà sạch sẽ, không chứa vật sắc nhọn
Giữ nơi ở của gà sạch sẽ, không chứa vật sắc nhọn

Kết luận

Gà bị bệnh ké chậu nếu để lâu sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của gà. Do đó anh em cần theo dõi, quan sát thể trạng gà thường xuyên. Việc phát hiện sớm gà bị bệnh ké chậu sẽ giúp mọi người chữa trị kịp thời. Anh em sẽ giảm được công chăm sóc và tránh tình trạng bị thiệt hại, tổn thất về kinh tế. Mọi người muốn biết thêm thông tin về chăm sóc gà chọi thì hãy truy cập vào da ga sv388 truc tiep nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *