Nguyên nhân gà bị bệnh đẹn miệng và cách phòng chống

Gà bị bệnh đẹn miệng đang là vấn đề khiến nhiều người nhức nhối. Vậy bệnh đẹn miệng ở gà là gì? Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do đâu và nó được biểu hiện như thế nào? Hay đâu là những cách phòng chống bệnh đẹn miệng ở gà hiệu quả nhất? Cùng đi tìm câu trả lời cho những vấn đề trên về bệnh đẹn miệng ở gà qua bài viết sau.

Gà bị bệnh đẹn miệng là bệnh gì?

Bệnh đẹn miệng ở gà còn được gọi là bệnh nấm họng gây ra bởi vi khuẩn nấm Candida Albicans và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện trong môi trường ẩm ướt với nhiều khí độc và trong các thực phẩm bị ôi thiu. Ngoài đường tiêu hóa, căn bệnh này còn gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng khác như dạ dày, thực quản và đặc biệt là cổ họng.

Ở bất kỳ lứa tuổi nào thì gà cũng có thể bị bệnh đẹn miệng, đặc biệt là gà con. Căn bệnh này có tốc độ lây lan khá nhanh và các biểu hiệu của nó cũng không quá rõ ràng. Do đó, nó thường gây ra những thiệt hại lớn cho người chăn nuôi khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Gà bị bệnh đẹn miệng là gì?
Gà bị bệnh đẹn miệng là gì?

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị gà bị bệnh đi ngoài

Nguyên nhân gà bị bệnh đẹn miệng

Việc xác định được nguyên nhân gà bị đẹn miệng sẽ giúp việc phòng chống căn bệnh này trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến gà bị đẹn miệng:

  • Gà sống trong môi trường nấm Candida Albicans phát triển dễ dàng
  • Môi trường sống ẩm thấp, chứa nhiều khí độc
  • Thức ăn, nước uống không được thay thế thường xuyên
  • Nấm sinh sôi trong thuốc kháng sinh của gà bị sót lại
Có nhiều nguyên nhân khiến gà bị đẹn miệng
Có nhiều nguyên nhân khiến gà bị đẹn miệng

Biểu hiện của gà bị bệnh đẹn miệng

Trong giai đoạn đầu, người chăn nuôi gà thường khá mơ hồ về các biểu hiện của bệnh đẹn miệng. Người nuôi cần ngay lập tức kiểm tra gà khi nhận thấy các triệu chứng như chán ăn, lười vận động… bằng cách mở miệng gà xem có mảng trắng bám hay không. Ngoài ra, bệnh đẹn miệng ở gà còn có những biểu hiện sau:

  • Tâm trạng gà không tốt, thường ủ rũ, chán ăn, sụt cân
  • Miệng gà có mùi hôi và xuất hiện những vết lở loét
  • Các đốm trắng xuất hiện ở trên vòm miệng gần cổ họng
  • Thực quản bị đỏ, rát, ăn vào gây viêm loét nghiêm trọng
  • Phần diều gà xuất hiện đốm trắng, nhầy, có mùi chua
  • Niêm mạc dạ dày bị chảy máu, sưng tấy, phù nề
  • Ruột gà có nhiều chất nhầy

Cách điều trị gà bị bệnh đẹn miệng

Để trị bệnh đẹn miệng ở gà sẽ có rất nhiều phương pháp từ dân gian hay các loại thuốc Bắc, Nam. Cùng theo dõi một số kinh nghiệm và kiến thức đá gà từ sư kê chia sẻ:

Điều trị phương pháp dân gian

Trong số các cách điều trị bệnh đẹn miệng ở gà, phương pháp dân gian là cách đơn giản nhất và đặc biệt phổ biến ở các vùng sâu, vùng xa.

Với cách này, người nuôi gà dùng muối ăn pha với nước theo tỷ lệ 1 muối – 2 nước. Sau đó, dùng tăm bông nhúng trực tiếp vào hỗn hợp này và ngoáy vào miệng gà. Thực hiện phương pháp này 2 lần 1 ngày trong 5 đến 6 ngày liên tiếp, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

Điều trị gà bị bệnh đẹn miệng bằng thuốc

Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng dân gian, bệnh đẹn miệng ở gà cũng có thể được chữa bằng thuốc. Loại thuốc thường được sử dụng để điều trị căn bệnh này là Bi Sám và Tetracycline.

Với gà con dưới 1 kg, bạn nên dùng nửa viên Bi Sám hoặc nửa viên Tetracycline. Với Tetracycline, loại thuốc này ở dạng bột nên hãy pha cùng mật ong với tỷ lệ 1:1 rồi đổ trực tiếp vào miệng gà. Bạn cũng có thể đổ thuốc trực tiếp lên vùng bị đẹn của gà, vết thương sẽ khỏi sau từ 5 đến 6 ngày.

Với gà trên 1kg, bạn nên dùng 1 viên Bi Sám hoặc Tetracycline để đạt được hiệu quả cao nhất. Cách dùng cũng tương tự như trên khi bạn có thể pha cùng mật ong hoặc đổ trực tiếp vào miệng gà.

Cách phòng chống gà bị bệnh đẹn miệng

Đẹn miệng là một loại bệnh khá phổ biến trong các trang trại chăn nuôi gà ở nước ta. Nếu không biết cách phòng bệnh đúng và kịp thời thì nó có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Dưới đây là một số phương pháp phòng bệnh đẹn miệng ở gà hiệu quả nhất được khuyên dùng:

  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, không có chất thải, nước đọng
  • Khử trùng thường xuyên
  • Nền chuồng nên được lót bằng trấu, rơm, rạ…
  • Khu vực chăn nuôi không được ở gần khu dân cư, khu công nghiệp hay các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm khác
  • Thức ăn cho gà phải được đảm bảo tươi mới, không ôi thiu. Nước uống phải được thay mới hằng ngày và dụng cụ ăn uống cũng phải được vệ sinh sạch sẽ vào cuối ngày.
  • Gà con mới nở cần được tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ
  • Khi giống gà mới được nhập về phải cách ly chúng ở khu vực riêng biệt trong vòng 2 tuần
  • Chỉ mua gà giống ở các nơi uy tín để tránh nhập gà từ các địa điểm không rõ nguồn gốc và gia tăng nguy cơ bị bệnh
Phòng bệnh đẹn miệng ở gà đúng cách và kịp thời sẽ giúp gà của bạn luôn mạnh khỏe
Phòng bệnh đẹn miệng ở gà đúng cách và kịp thời sẽ giúp gà của bạn luôn mạnh khỏe

Kết luận

Theo các chuyên gia tại đá gà SV388 cho biết, gà bị bệnh đẹn miệng là vấn đề không quá phức tạp nếu người chăn nuôi có thể phát hiện kịp thời và có những phương pháp điều trị đúng. Nhưng nếu chủ quan và không thường xuyên kiểm tra, bạn có thể phải chịu những thiệt hại rất lớn đến từ căn bệnh này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *