Site icon DaGaSV388TrucTiep.org

Cách Điều Trị Gà Bị Bệnh Cầu Trùng Hiệu Quả Bà Con Nên Biết

Gà bị bệnh cầu trùng là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể hủy hoại cả đàn gà của nhà nông. Hãy tham khảo nội dung đưới đây của Dagasv388tructiep.org để biết các dấu hiệu cũng như cách chữa trị căn bệnh này cho đàn gà nhà bạn.

Tìm hiểu về bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh do ký sinh trùng đơn bào gây ra và có khả năng truyền nhiễm. Có nhiều loài ký sinh gây bệnh cho gia cầm, trong đó, giống ký sinh gây bệnh cầu trùng cho gà chủ yếu là Eimeria, với 2 loài chính là:

Các ký sinh gây bệnh cầu trùng cho gà thường lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa. Trong quá trình gà thả vườn đi kiếm ăn, chúng ăn phải thức ăn chứa nang cầu trùng hoặc uống nước bị nhiễm mầm bệnh.

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh do ký sinh trùng đơn bào gây ra

Ban đầu, loại ký sinh này gây tổn thương cho tế bào thượng bì ở ruột gà, gây rối loạn tiêu hóa. Dẫn đến gà không thể hấp thu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và giảm hiệu suất chuyển hóa chất dinh dưỡng. Cuối cùng, gà có thể chết do suy dinh dưỡng, tăng cân nặng chậm với tỷ lệ tử vong trong khoảng từ 20 – 30% cho gà bị cầu trùng.

Bệnh cầu trùng ở gà có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ cao nhất thường là gà con trong khoảng từ 2 – 8 tuần tuổi. Dù bà con nuôi gà theo hình thức công nghiệp, thả vườn, chúng đều có thể mắc phải căn bệnh này.

>>> Xem thêm: Cách Xổ Lãi Cho Gà – Tại Sao Người Chăn Nuôi Cần Biết

Gà bị bệnh cầu trùng thường có biểu hiện gì?

Triệu chứng gà bị bệnh cầu trùng rõ rệt nhất chính là việc chúng thường xuyên bỏ ăn và khát nước nên uống rất nhiều nước. Ngoài ra, nếu bà con quan sát kỹ bạn sẽ thấy gà có nhiều biểu hiện bệnh khác.Mỗi giai đoạn bệnh khác nhau gà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể chúng tôi sẽ trình bày như dưới đây:

Biểu hiện rõ nhất khi gà bị cầu trùng là bỏ ăn và khát nước

Thể cấp tính

Khi gà bị bệnh cầu trùng ở giai đoạn này, biểu hiện rất dễ nhận thấy là giảm cân hoặc không ăn, trong khi chúng lại có nhu cầu uống nước cao. Thêm vào đó, nếu bạn quan sát kỹ, sẽ thấy rằng những con gà này thường xuyên mệt mỏi, uể oải và gặp khó khăn trong việc di chuyển hay vận động.

Trong giai đoạn cấp tính, phân của gà thường có màu vàng bọt hoặc nâu đỏ. Sau một thời gian, phân có thể có màu máu. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, chỉ sau một thời gian ngắn, phân của gà sẽ chứa nhiều máu.

Kể từ khi gà bắt đầu có những biểu hiện đầu tiên cho đến khoảng một tuần sau, nếu bà con không can thiệp kịp thời, đến khi gà bắt đầu có biểu hiện co giật thì tỷ lệ tử vong có thể lên tới 70 – 80%.

Thể mãn tính

Thể mãn tính của bệnh cầu trùng thường xuất hiện ở gà khoảng 90 ngày tuổi. Tuy nhiên, với gà còn lớn triệu chứng bệnh thường sẽ dịu đi và không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của thể mãn tính:

Mặc dù bệnh cầu trùng ở thể mãn tính không tiến triển nhanh và không gây ra nguy hiểm như ở thể cấp tính. Tuy nhiên trong các trường hợp nặng, niêm mạc ruột có thể bị ảnh hưởng nặng. Dẫn đến việc quá trình trao đổi dinh dưỡng trong cơ thể gà bị giảm, khó hấp thu, gà sẽ trưởng chậm, còi cọc và yếu.

Gà bị bệnh cầu trùng ở thể mãn tính biểu hiện như thế nào?

Thể mang trùng

Thể mang trùng, hay còn gọi là thể ẩn bệnh, là một biểu dạng bệnh phức tạp thường thấy ở giai đoạn trưởng thành hoặc giai đoạn sinh đẻ của gà. Khi gà mắc phải bệnh cầu trùng ở thể mang trùng, chúng vẫn ăn uống bình thường, di chuyển khỏe mạnh và không thể hiện bất kỳ triệu chứng đi ngoài phân tiêu chảy nào. 

Vì vậy, trong nhiều trường hợp, dấu hiệu bệnh của gà ở thể mang trùng thường không được phát hiện ngay ra. Do gà vẫn duy trì tình trạng hoạt động bình thường và không có các dấu hiệu rõ ràng của bệnh. Tuy nhiên, dưới thể bệnh này, vẫn gây ra hậu quả nghiêm trọng: tỷ lệ đẻ trứng của gà sẽ giảm xuống còn khoảng 15 – 20%. 

Cách điều trị khi gà bị bệnh cầu trùng hiệu quả nhất

Nếu bạn phát hiện bệnh cầu trùng ở gà, bà con cần thực hiện các thao tác để điều trị như sau:

Khi phát hiện gà mang bệnh cần, cần cách ly chúng với đàn gà

Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng hướng dẫn trên hộp thuốc hoặc theo sự chỉ dẫn của chuyên gia thú y. Đồng thời, sau quá trình điều trị, bà con cần tiếp tục quan sát và đảm bảo gà đã phục hồi hoàn toàn trước khi thả gà nhập trở lại với đàn.

Kết luận

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết gà bị bệnh cầu trùng và cách điều trị.. Hi vọng những chia sẻ trên của nhà cái SV388 sẽ có ích với bà con. Chúc bà con chăn nuôi đạt hiệu suất tốt!

Exit mobile version