Gà bị bệnh APV hay gà bị sưng phù đầu là một căn bệnh gây ra thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi nếu không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hãy cùng dagasv388tructiep.org tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp xử trí khi gà bị nhiễm APV trong bài viết dưới đây.
Gà bị bệnh APV là gì?
Xem thêm: Gà Asil cựa tròn – Chiến kê mạnh mẽ nhất từng tồn tại
APV là viết tắt của chủng virus Avian pneumovirus, đây là mầm bệnh gây ra các bệnh về đường hô hấp chính ở gia cầm trong đó có gà. Bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh cúm gà hay cúm gia cầm và rất phổ biến ở các trang trại gà Việt Nam. Được phát hiện lần đầu ở thập kỷ 70 thế kỷ trước tại Nam Phi, giờ đây bệnh Apv đã có mặt ở hầu hết các châu lục khác nhau.
Nguyên nhân gây bệnh APV ở gà
Như đã trình bày ở phần trên, virus Avian pneumovirus là nguyên nhân chính làm gà bị bệnh APV. Bệnh lây lan chính qua đường hô hấp và tốc độ lan truyền rất nhanh. Con virus nay thuộc họ Metapneumovirus (chủng virus có liên quan đến các bệnh viêm phổi ở người).
Bệnh APV thường bị nhầm lẫn bởi triệu chứng sưng phù đầu gà gây ra bởi Coryza hay E.coli. Tuy nhiên, virus APV gây ra nhiều tác hại hơn và khó điều trị hơn khi gà bị nhiễm bệnh.
Có nhiều yếu tố thuận lợi cho bệnh APV như môi trường nuôi nhốt không đảm bảo vệ sinh, gà không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, có nhiều khí độc như CO2, NH3, H2S, … Tỷ lệ chết ở gà bị nhiễm bệnh khá cao có thể từ 50 đến 60%.
Những dấu hiệu nhận biết gà bị bệnh APV
Theo kinh nghiệm và kiến thức đá gà của sư kê chia sẻ, để cách ly được gà bệnh khỏi gà lành và chặn đứng nguồn lây người nuôi cần đặc biệt chú ý các đặc điểm sau của gà bị bệnh apv:
- Khi gà bị nhiễm virus APV triệu chứng đầu tiên sẽ biểu hiện ở mắt, mắt gà có bọt và chảy nhiều nước mắt.
- Là bệnh về hô hấp nên gà có triệu chứng viêm mũi, tắc mũi, nghẹt mũi, thở nhanh nông hoặc có biểu hiện khó thở.
- Triệu chứng điển hình nhất ở gà bị bệnh APV chính là đầu gà sưng phù, run đầu (đặc điểm này cần chẩn đoán phân biệt với phù đầu gà do Coryza và ORT).
- Gà có thể bị liệt chân vẹo cổ, thể trạng suy nhược do chán ăn
- Đặc biệt khi có sự kết hợp của khuẩn E.coli triệu chứng của gà sẽ tầm trọng hơn. Hội chứng phù đầu (Swollen head syndrome – SHS) là biểu hiện điển hình nhất của căn bệnh này. Người nuôi có thể bắt gặp bệnh bùng phát ở gà hơn 4 tuần tuổi.
- Các dấu hiệu đặc trưng của SHS gồm vẹo cổ, đi lại khó khăn, lắc đầu, sưng phù đầu, mặt và mắt. Đồng thời, với gà đẻ khi mắc bệnh thì buồng trứng vỡ, teo, biến dạng,…
- Đối với gà mái lấy trứng sẽ thấy hiện tượng trứng sụt giảm về số lượng và chất lượng nghiêm trọng.
- Virus APV thường ủ bệnh trong khoảng 3 ngày, trong thời gian đó, gà hầu như không có triệu chứng gì rõ rệt. Vì vậy rất nhiều chủ trang trại chăn nuôi bỏ qua để mầm bệnh lây lan trong chuồng.
- Bệnh thường có tỷ lệ tử vong cao không phải do virus APV mà do các căn bệnh cơ hội xâm nhập vào cơ thể gà lúc sức đề kháng yếu.
- Khi mổ xác gà chết sẽ thấy tình trạng viêm nghiêm trong bên dưới da đầu, má. Mí mắt sưng nề, mù mắt, khí quản gà có dịch nhầy dày đặc. Trường hợp nặng có thể bắt gặp hiện tượng xuất huyết khí quản gà.
Cách điều trị gà bị bệnh APV như thế nào?
Do APV là virus gây bệnh đường hô hấp nên hiện tại không có thuốc điều trị đặc hiệu khi gà bị bệnh APV. Tuy nhiên, nguyên nhân tử vong chính của gà đến từ các bệnh cơ hội, gà không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Do đó, khi phát hiện đàn gà của mình nhiễm bệnh bạn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng cho gà.
Cụ thể bạn nên thực hiện theo 5 bước dưới đây:
- Bước 1: Phát hiện và cách lý sớm những chú gà bị ốm. Vì APV lây truyền rất nhanh nên việc cách ly là cực kỳ quan trọng để chặn đứng sự lây lan của nguồn bệnh. Nên nhốt gà cách ly ở cách xa trang trại chính để đảm bảo an toàn cho gà lành.
- Bước 2: Sau khi cách ly gà bệnh thành công bạn cần vệ sinh khu vực chuồng nuôi sạch sẽ, sử dụng thuốc sát trùng trong và bên ngoài khu vực nuôi gà.
- Bước 3: Hỗ trợ, điều trị triệu chứng cho gà. Do chưa có thuốc đặc trị virus APV nên bạn cần điều trị các triệu chứng bên ngoài hỗ trợ gà tự tạo ra kháng thể chống lại virus.
- Bước 4: Sử dụng các thuốc kháng sinh phổ rộng cho gà bị bệnh và trộn thuốc vào trong thức ăn cho toàn bộ đàn gà. Một số kháng sinh bạn nên cân nhắc như Amoxicillin và Doxycycline. Liệu trình có thể kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần tuỳ thuộc vào tình trạng nhiễm bệnh của gà.
- Bước 5: Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng các vitamin, khoáng chất. Bên cạnh đó vì sử dụng thuốc kháng sinh nên bạn cần thêm vào thức ăn gà các thuốc giải độc, bổ gan thận.
Lưu ý, để hạn chế mầm bệnh lây lan sang người, trong lúc xử trí cách ly gà bệnh bạn cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh, khử trùng thiết bị, dụng cụ chăn nuôi. Ngoài ra nên hạn chế đi lại giữa trại nuôi nhốt cách ly và trại gà bệnh để tránh lây nhiễm chéo.
Giải pháp phòng bệnh APV trên gà
Là một bệnh rất nguy hiểm, vì vậy bạn không nên để gà bị bệnh APV rồi mới xử trí. Biện pháp tiết kiệm và ít rủi ro nhất chính là thực hiện các giải pháp phòng chống gà bị bệnh APV. Khi phát hiện gà bị nhiễm bệnh, cần báo ngay cho cơ quan thú y gần nhất để được hướng dẫn các bước xử lý an toàn.
Người nuôi cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa virus, dọn sạch chuồng nuôi thường xuyên, tiến hành khử khuẩn định kỳ 1 tuần/lần ổ nuôi gà. Theo dõi tình trạng sức khoẻ của gà là vô cùng cần thiết. Công việc này giúp bạn phát hiện ngay các cá thể nào bị bệnh để cách ly kịp thời.
Tuy không có thuốc đặc trị cho gà bị bệnh APV nhưng các nhà khoa học đã chế tạo được vaccine để gà tạo ra kháng thể chống chọi lại con virus nguy hiểm này. Người nuôi nên theo dõi lịch tiêm vacxin định kỳ cho gia cầm trên các trang thông tin điện tử của sở thú y trong vùng.
Việc tiêm vaccine có hiệu quả hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng vaccine, nguồn gốc vaccine. Do đó không ham rẻ mà tiêm các loại vaccine kém chất lượng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của gà.
Khi dịch bùng phát, câu hỏi đặt ra là có nên sử dụng vaccine cho trang trại của mình hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của đàn gà và khả năng kinh tế của chủ trại gà. Tuy nhiên bạn cần ưu tiên sử dụng vaccine cho gà để tránh thiệt hại quá lớn.
Mặc dù gà đã có tiêm vacxin nhưng không thể thể đảm bảo 100% gà không bị nhiễm bệnh. Virus là sinh vật phát triển rất nhanh, các vaccine có thể chỉ có hiệu quả trong khoảng thời gian đầu. Nếu người nuôi không chăm sóc gà tử tế, chuyện gà chết vì apv vẫn có thể xảy ra.
Kết luận
Trên đây là những thông tin gửi đến bạn đọc về căn bệnh cúm gà do virus Avian Pneumovirus gây ra. Bài viết cũng chia sẻ với ban các cách xử trí, điều trị khi gà bị bệnh APV và các phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Bạn có thể xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác về chăn nuôi gà chọi, lựa chọn gà nòi, cá cược đá gà tại địa chỉ dagasv388tructiep.org.
Huỳnh Trọng Khang là CEO của trang đá gà hàng đầu tại Việt Na. dagasv388tructiep.org là nơi có kiến thức sâu về đá gà và gà chọi.
Thông tin chi tiết:
- Email: ceohuynhtrongkhang@gmail.com
- Học vấn: Cử nhân Công nghệ thông tin – Trường Đại học Bách Khoa TP HCM
- Địa chỉ: 129 Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam