Site icon DaGaSV388TrucTiep.org

Bệnh Viêm Ruột Hoại Tử Ở Gà – Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà là một căn bệnh thường thấy gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế nếu người chăn nuôi không phát hiện kịp thời. Trong bài viết ngày hôm nay, dagasv388tructiep.org sẽ trình bày tất cả các thông tin sơ lược về căn bệnh này cũng như các phương pháp phòng và điều trị để bà con có thể tham khảo.

Tổng quan về bệnh viêm ruột hoại tử ở trên gà

Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh cầu trùng gà. Triệu chứng rõ nhất khi gà mắc bệnh là chậm chạp, ăn ít, chân khô, cánh xệ và không thể đi lại bình thường. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của gà nên vô cùng nguy hiểm. Do đó, người chăn nuôi cần sớm phát hiện để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà có tên khác là bệnh cầu trùng gà

Vi khuẩn Clostridium perfringens là nguyên nhân gây ra bệnh 

Clostridium perfringens là một loại vi khuẩn gram (+) và tồn tại trong hệ vi sinh đường ruột của gia cầm, đặc biệt ở gà. Chúng sẽ nhân đôi với tốc độ chóng mặt khi gặp điều kiện thuận lợi làm sản sinh ra nhiều độc tố khiến đường ruột của gà bị hoại tử.

Nhóm vi khuẩn này thường tồn tại ở khắp nơi trong môi trường như rác, phân gà, đất, thức ăn hỗn hợp, chất độn chuồng. Nếu như người chăn nuôi không chăm sóc và thực hiện các biện pháp phòng bệnh thì sẽ dễ khiến cho đàn gà của mình bị lây lan.

Độ nguy hiểm khi gà bị nhiễm bệnh 

Gà có nhiều biểu hiện dễ thấy sau thời gian ngắn nhiễm bệnh. Thông thường các triệu chứng lâm sàng biểu hiện trong khoảng 1 đến 2 ngày và gà có thể tử vong sau đó 2 giờ.

Triệu chứng khi gà bị mắc bệnh viêm ruột hoại tử

Khi bệnh viêm ruột hoại tử ở gà tử xảy ra hai thể là mãn tính và cấp tính, có các triệu chứng tương tự bệnh APV bao gồm:

Một số biểu hiện khi gà mắc viêm ruột hoại tử

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm ruột hoại tử ở gà

Vi khuẩn gây bệnh sinh sống trong đường ruột làm tăng độ PH và giảm lượng oxy trong hệ tiêu hóa. Chúng thường nhạy cảm với gà ở 25 tuần tuổi và có tỷ lệ tử vong lên đến khoảng 70% đến 80%. Gà mái hoặc gà đang trong thời kỳ đẻ sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh làm giảm năng suất cho trứng, thậm chí gây tử vong gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế.

Phương pháp điều trị cho gà bị viêm ruột hoại tử

Ngay khi phát hiện trong đàn có cá thể bị bệnh viêm ruột hoại tử ở gà, người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp cách ly để ngăn chặn quá trình lây nhiễm cho cá thể khác, đồng thời giúp dễ dàng theo dõi và điều trị. Cho gà bị bệnh ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và kết hợp theo các phác đồ điều trị sau:

Phác đồ 1

Trộn LINCO 25% vào thức ăn và nước uống theo liều lượng 1gr/ 4 lít nước, tương đương với 1gr/ 20kg thể trọng gà. Ngoài ra, kết hợp bù nước và điện giải cho gà bằng cách bổ sung thêm Gluco K-C theo liều lượng 2gr/ lít nước, tương đương 100gr/ 50kg thức ăn trong khoảng 3 đến 5 ngày.

Phác đồ 2

Trộn CHLOTETRA vào thức ăn theo liều 1gr/ 4 – 6kg thể trọng hoặc có thể hòa vào nước uống theo tỷ lệ 1gr/ lít nước. Bổ sung thêm Gluco K-C theo liều lượng 2gr/ lít nước và cho gà sử dụng liên tục trong vòng 3 đến 5 ngày.

Trộn thuốc vào thức ăn để điều trị viêm ruột hoại tử ở gà

Phác đồ 3

Trộn SULFATRIMIX vào thức ăn hoặc nước uống theo liều lượng ghi trên bao bì. Bổ sung thêm điện giải để gà nhanh chóng hồi phục.

Phương pháp phòng chống bệnh viêm ruột hoại tử hiệu quả ở gà

Tỷ lệ hồi phục khi gà mắc bệnh chỉ có 25%, thông thường gà sẽ chết ngay khi nhiễm bệnh hoặc nếu sống sót sẽ để lại nhiều di chứng. Vì vậy, người chăn nuôi cần trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh ngay từ ban đầu để giảm thiểu thiệt hại không đáng có.

Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi theo đúng quy trình

Chất độn chuồng và thức ăn là một trong những yếu tố lý tưởng để mầm bệnh lưu trữ và phát triển. Do đó, bà con cần thực hiện biện pháp phòng bệnh bằng cách quét dọn vệ sinh hàng ngày, phun thuốc khử trùng định kỳ và trước khi đón đàn gà mới. Chú ý cần cách ly trước khi cho đàn gà mới nhập đàn để tránh mầm bệnh bên ngoài lây nhiễm vào.

Tiêm phòng bệnh cho gà

Khi gà đạt 9 đến 10 ngày tuổi cần tiêm phòng bằng kháng sinh hoặc Bio-Diclacox. Việc này giúp tăng cường đề kháng để chống lại các mầm bệnh viêm ruột hoại tử ở gà, đảm bảo đường ruột được an toàn.

Phòng bệnh viêm ruột hoại tử bằng cách tiêm phòng

Kiểm soát hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn phù hợp

Đề phòng bệnh viêm ruột hoại tử ở gà, nên chọn các loại thức ăn có hàm lượng protein thấp, kết hợp với men vi sinh, enzyme hoặc các chế phẩm sinh học giúp đường ruột của gà phát triển khỏe mạnh và sinh ra được kháng thể chống bệnh.

Lưu ý không nên cho gà ăn các loại thức ăn có kích thước lớn, thức ăn ôi thiu. Hạn chế việc thay đổi khẩu phần ăn của gà một cách đột ngột.

Duy trì nhiệt độ và kiểm soát tập tính

Tập tính sống của gà nuôi lấy thương phẩm khá lành và chúng dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài dẫn đến stress. Đối với gà chiến thì trường hợp này kiếm khi xảy ra và gần như không có.

Vì vậy, cần hạn chế các tác động khiến cho gà căng thẳng. Vào những ngày nắng nóng cần thực hiện các biện pháp che nắng và duy trì nhiệt độ ổn định, không để cho gà bị khát nước. Đối với mùa lạnh hoặc thời điểm giao mùa thì cần che không cho gió luồn vào các khe hở, nếu có điều kiện thì bổ sung thêm hệ thống sưởi ấm để tạo môi trường lý tưởng cho gà.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến căn bệnh viêm ruột hoại tử ở gà mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn trong quá trình chẩn đoán, điều trị cho gà để tránh những thiệt hại về kinh tế.

Exit mobile version