Bệnh tụ huyết trùng ở gà chắc hẳn không còn xa lạ gì với người chăn nuôi. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây nên và có tỷ lệ tử vong vô cùng cao. Để giảm thiểu thiệt hại thì người chăn nuôi cần sớm tìm ra nguyên nhân và cách điều trị. Do đó, ngày hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp mọi thông tin liên quan đến căn bệnh này để bà con có thể tham khảo.
Tổng quan về bệnh tụ huyết trùng ở gà
Tụ huyết trùng còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh toi gà. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và mọi lứa tuổi của gà đều có thể bị nhiễm bệnh.
Đặc điểm của căn bệnh này là dễ phát triển và lây lan ở những vùng có khí hậu nóng ẩm. Nếu gà bị nhiễm bệnh không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân gây nên tụ huyết trùng ở gà
Nguyên nhân chính gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà là do vi khuẩn Pasteurella Multocida. Đây là loại vi khuẩn gram (-), có giáp mô, không hình thành nha bào và bất động. Nếu không sử dụng thuốc đặc trị thì sẽ rất khó để tiêu diệt được loại vi khuẩn này.
>>> Xem thêm: Gà Cọp Là Gì? Đặc Điểm Nổi Bật Và Thế Mạnh Của Gà Chiến?
Bên cạnh đó môi trường sống cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh tụ huyết trùng. Khi thời tiết nắng mưa thất thường khiến chuồng nuôi dễ bị ẩm mốc tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Ngoài ra thức ăn ôi thiu cũng là một môi trường lý tưởng để cho vi khuẩn phát triển.
Tự huyết trùng cũng có thể lây nhiễm giữa các cá thể với nhau. Do đó, quá trình vận chuyển hay thay đổi môi trường sống cũng có thể khiến cho gà bị mắc bệnh.
Một số dấu hiệu của bệnh tụ huyết trùng ở gà
Người chăn nuôi có thể dễ dàng nhận biết bệnh tụ huyết trùng ở gà thông qua các dấu hiệu sau:
- Bệnh thường xuất hiện vào lúc thời tiết giao mùa, nắng mưa bất thường.
- Gà bị mắc bệnh nhiều nhất ở độ tuổi 2 tháng.
- Gà đột ngột chết mà không có triệu chứng nào biểu hiện ra bên ngoài.
- Gà xuất hiện tình trạng ủ rũ và bỏ ăn, sau khoảng 1 đến 2 giờ nhiễm bệnh sẽ có biểu hiện khác thường.
- Gà sụt cân nhanh chóng, gầy còm và phản ứng chậm chạp.
- Miệng chảy nhiều nhớt và xù lông, có thể sốt cao lên đến 43 độ.
- Đôi khi xuất hiện tình trạng co giật và chảy máu từ miệng kèm theo dịch.
- Gà bị khó thở, sổ mũi và mào có màu tím tái
- Tích và tai gà bị sưng phồng lên.
Bệnh tích khi gà bị bệnh tụ huyết trùng
Thể cấp tính
Khi mổ gà phát hiện thấy có dấu hiệu:
- Bị xuất huyết dưới vùng da và các bộ phận nội tạng như phổi, tim, niêm mạc ruột,…
- Các cơ quan tiêu hóa như diều, ruột,… chứa nhiều dịch nhầy.
- Tim bị viêm và có dấu hiệu bị tích nước, gan sưng phù và có những vết hoại tử nhỏ.
- Nang noãn trưởng thành ở buồng trứng mềm, nhão, có trường hợp bị vỡ làm viêm phúc mạc.
- Ở các nang còn non thì xuất hiện tình trạng sung huyết.
Dấu hiệu bệnh tụ huyết trùng ở gà thể mãn tính
- Gan sưng phù, trên bề mặt gan có nhiều vết hoại tử màu vàng nhạt hoặc màu trắng xám.
- Phổi gà bị tụ máu màu nâu sẫm và có chứa dịch viêm, phế quản chứa nhiều nhớt và sủi bọt.
- Tụ máu ở niêm mạc ruột và che phủ bởi các đám fibrin.
- Các khớp sưng to và bị viêm, bên trong chứa nhiều dịch màu xám.
- Ống dẫn trứng có màu vàng nhạt và bị sưng.
- Trường hợp nặng có thể bị viêm não khiến vẹo cổ.
Phương pháp điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà
Người chăn nuôi có thể sử dụng phương pháp tiêm trực tiếp vào cơ thể gà hoặc trộn thuốc với thức ăn để điều trị tụ huyết trùng. Một số loại thuốc hiệu quả để điều trị tụ huyết trùng ở gà như sau:
Thuốc bột để trộn với thức ăn
Sử dụng thuốc bột để trộn với thức ăn là một trong những phương pháp điều trị tụ huyết trùng hiệu quả nhất cho gà. Các loại thuốc được nhiều người sử dụng bao gồm: Bio Amoxillin, Ampi coli, Norflox-10, Enro-10, T. Colivit.
Thuốc tiêm trực tiếp cho gà
Trong trường hợp bệnh tụ huyết trùng ở gà có biểu hiện nặng thì người chăn nuôi cần sử dụng biện pháp tiêm trực tiếp thuốc cho gà. LINCOSEPTOJECT và LINSPEC 5/10 là hai loại thuốc điển hình để điều trị tụ huyết trùng. Bên cạnh đó, bà con cần bổ sung thêm cho gà các loại vitamin và chất điện giải để tăng sức đề kháng và nhanh chóng hồi phục.
Cách phòng chống bệnh tụ huyết trùng trên gà
Tụ huyết trùng là căn bệnh nguy hiểm nên bà con cần đặc biệt chú ý đến công tác phòng bệnh. Sau đây là những phương pháp phòng bệnh hiệu quả bà con có thể tham khảo để áp dụng chăm sóc cho đàn nhà của mình.
Môi trường chăn nuôi
- Đảm bảo môi trường chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi luôn sạch sẽ.
- Phun thuốc khử trùng định kỳ ít nhất 2 lần/ tháng.
- Xây dựng chuồng trại thông thoáng, vào mùa đông cần che chắn cẩn thận sẽ không bị gió lùa.
Chế độ dinh dưỡng
Nguồn thức ăn cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, bên cạnh đó cần bổ sung thêm men tiêu hóa, vitamin và một số loại thuốc bổ khác để tăng cường sức đề kháng cho gà.
Tiêm vắc xin định kỳ
Nên tiêm vắc xin phòng tụ huyết trùng cho gia cầm khi gà đạt một tháng tuổi. Thực hiện tiêm liều 1ml/con ở dưới da, gà có thể miễn dịch được bệnh phụ huyết trùng trong vòng 6 tháng.
Bệnh tụ huyết trùng trên gà có lây sang người không?
Bệnh tụ huyết trùng có thể lây nhiễm trên vật nuôi, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy có trường hợp nào lây sang người. Dù vậy cũng không được giết mổ gia súc gia cầm bị bệnh làm thức ăn cho con người và động vật khác để tránh tình trạng bệnh lây lan.
Trên đây là thông tin về căn bệnh tụ huyết trùng ở gà mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mặc dù tụ huyết trùng là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu phát hiện kịp thời thì vẫn có thể chữa trị được. Hy vọng bạn đã tích lũy thêm được nhiều thông tin từ chuyên mục kiến thức đá gà để quá trình chăn nuôi có hiệu quả.
Tổng hợp: https://dagasv388tructiep.org/
Huỳnh Trọng Khang là CEO của trang đá gà hàng đầu tại Việt Na. dagasv388tructiep.org là nơi có kiến thức sâu về đá gà và gà chọi.
Thông tin chi tiết:
- Email: ceohuynhtrongkhang@gmail.com
- Học vấn: Cử nhân Công nghệ thông tin – Trường Đại học Bách Khoa TP HCM
- Địa chỉ: 129 Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam