Site icon DaGaSV388TrucTiep.org

Bệnh Đậu Gà Là Gì? Những Lưu Ý Trong Phòng Và Chữa Bệnh

Bệnh đậu gà là một loại bệnh khá phổ biến và dấu hiệu dễ nhận biết. Tuy nhiên, nếu không biết cách chữa trị kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ tiến triển nặng, thậm chí có thể gây ra tử vong và tổn thất kinh tế của người chăn nuôi. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh từ đâu? Cách chữa trị như thế nào? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Bệnh đậu ở gà là bệnh gì?

Bệnh đậu gà là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở gà do virus gây ra. Dấu hiệu xuất hiện bệnh là nổi những nốt giống hạt đậu ở những vùng không có lông như xung quanh mắt, mào,…Tỷ lệ mắc bệnh đậu ở gà trong khoảng 10% đến 95%, tỷ lệ chết rơi vào 2%-3%.

Nguyên nhân gây bệnh đậu ở gà

Nguyên nhân gây ra bệnh đậu gà là do virus fowlpox, đây là loại virus thuộc nhóm Avipox, có sức đề kháng vô cùng cao và tồn tại được thời gian dài ở vỏ đậu, chất lót chuồng, các dụng cụ chăn nuôi.

Bệnh đậu lây lan chủ yếu do các loại côn trùng như muỗi, rận,… Chúng hút máu từ những con gà mang bệnh, sau đó hút máu và truyền mầm bệnh qua những con gà khỏe mạnh. Ngoài ra, bệnh còn lây qua các vết trầy xước do gà cắn mổ nhau. Bệnh đậu đa số xuất hiện ở những con gà trong độ tuổi từ 1 đến 3 tháng. 

Nguyên nhân gây ra bệnh đậu gà

Xem thêm: Chia Sẻ Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Bệnh Đầu Đen Ở Gà

Bệnh tích và triệu chứng của bệnh đậu gà

Thể ngoài da

Ở những vùng không có lông như mào, quanh mắt, miệng, bên trong cánh, quanh hậu môn, da chân,… xuất hiện những nốt mụn đậu.

Khi mới mắc bệnh, ở da chỉ xuất hiện những vết sần nhỏ màu xám đỏ hoặc nâu xám, lâu dần phát triển to thành mụn nước sần sùi. Những nốt đậu mọc quanh mắt sẽ che tầm nhìn của gà, khiến gà chảy nước mắt và khó thở. Sau một thời gian, nốt đậu vỡ và đóng vảy, khi vảy khô, nó sẽ bung ra để lại sẹo. Ở thể ngoài ra đa phần gà vẫn sẽ ăn uống được bình thường.

Thể niêm mạc (thể ướt)

Bệnh thường xuất hiện ở gà con. Khi mắc bệnh, gà con thường bị sốt, khó thở, ủ rũ và bỏ ăn,… Xuất hiện lớp màng giả màu trắng ở niêm mạc, vòm miệng, hầu họng,… Sau khi lớp màng này tróc đi, niêm mạc sẽ chuyển sang màu đỏ và lan ra mắt, mũi làm gà ngạt thở, mù mắt.

Thể hỗn hợp

Đây là sự kết hợp của thể ngoài da và thể niêm mạc, thường xuất hiện ở gà con từ 3 đến 4 tuần tuổi. Khi không được chăm sóc và chữa trị kịp thời, gà con sẽ có nguy cơ tử vong từ 2% đến 3%.

Các triệu chứng bệnh đậu ở gà

Chẩn đoán bệnh đậu gà bằng cách nào?

Dựa vào bệnh tích và những triệu chứng phổ biến để chẩn đoán bệnh đậu ở gà. Thông thường, gà mắc bệnh sẽ gầy gò, ốm yếu, trên da có nhiều mụn đậu, niêm mạc bị viêm, tụ máu ở phổi và tích nước, khí quản chứa dịch, bọt khí,…

Trường hợp các triệu chứng không điển hình và giống với các loại bệnh khác, cần so sánh để đưa ra chẩn đoán và điều cách trị hợp lý.

Điều trị và phòng bệnh trên gà

Điều trị bệnh đậu gà

Theo kiến thức đá gà, để điều trị bệnh hiệu quả, trước tiên cần tìm ra nguồn bệnh và cách ly các cá thể bị bệnh. Cùng với đó là khử khuẩn quanh chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh bám trên bề mặt các vật dụng. Do đây là loại bệnh gây ra bởi virus nên vẫn chưa có thuốc đặc trị riêng, bạn chỉ có thể xử lý theo cách truyền thống bằng các cách sau:

Cách phòng và chữa bệnh đậu gà hiệu quả

Phòng bệnh đậu ở gà

Từ xưa, ông cha đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó để gà luôn khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến khâu phòng bệnh đầu tiên, hãy cùng tham khảo một số cách phòng bệnh đậu gà:

Kết luận

Mặc dù bệnh đậu gà không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thương phẩm. Vì vậy, người chăn nuôi cần thực hiện công tác phòng bệnh ngay từ ban đầu để đàn gà luôn được mạnh khỏe. Chúc anh em của đá gà Sv388 luôn thành công trong chăn nuôi.

Exit mobile version