Cách xây chuồng gà chọi thực tế rất đơn giản nếu anh em nắm được quy trình thực hiện. Việc này sẽ giúp chủ nuôi tiết kiệm được một ít chi phí đầu tư. Hơn nữa bạn cũng có thể tùy chỉnh kích thước và thiết kế chuồng trại theo ý của mình. Nhưng để làm sao cho chuồng gà chọi bền, đẹp thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết sau dagasv388tructiep.org xin mách bạn cách làm chuồng gà chọi đơn giản, nhanh chóng nhất.
Lên ý tưởng thiết kế chuồng
Trước khi xây chuồng gà chọi, anh em nên lên ý tưởng thiết kế. Tùy vào từng mục đích và điều kiện nuôi của mình mà bạn cần chọn mẫu chuồng gà phù hợp. Dưới đây là một vài câu hỏi anh em cần trả lời để lên được bản phác thảo làm chuồng gà chọi hợp ý nhất:
- Anh em đang nuôi bao nhiêu con gà? Nuôi làm thịt, làm cảnh hay để tham gia thi đấu?
- Muốn làm kiểu chuồng gà nào: Chuồng hai lớp, quây, kín hay chuồng thoáng?
- Anh em yêu thích nguyên liệu nào? Ngân sách anh em có thể đầu tư là bao nhiêu?
- Xác định hướng chuồng phù hợp, với điều kiện khí hậu của Việt Nam thì Đông Nam và Nam là thoáng mát nhất.
Sau khi đã xác định được kích thước và mục đích làm chuồng, anh em phải chuẩn bị đầy đủ vật liệu. Như vậy thì quá trình xây chuồng sẽ nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Xem thêm: Gà trống kêu cục tác báo hiệu điều gì trong cuộc sống? Hên hay xui?
Cách xây chuồng gà chọi bằng các vật liệu phổ biến
Tùy vào điều kiện kinh tế mà anh em chọn lựa vật liệu phù hợp. Một số vật liệu thích hợp để làm chuồng gà chọi là sắt, tre, nứa, gỗ, v.v. Mỗi chất liệu sẽ mang lại mẫu mã và thời gian sử dụng khác nhau. Dưới đây là một vài mẫu chuồng đơn giản anh em nên tham khảo.
Cách dựng chuồng gà từ lưới B40
Chuồng gà làm bằng lưới thép là cách đơn giản và phổ biến nhất. Những ô lưới sẽ giúp chuồng thông thoáng, sạch sẽ nên rất phù hợp ở những vùng có khí hậu nóng bức.
Để chuồng đạt chất lượng tốt nhất, anh em nên chọn mua các thanh sắt nhỏ. Tiếp đến buộc và quây lưới thép xung quanh chuồng. Nếu dùng cột thép, bạn cần có thêm máy hàn xi để các mối nối chắc chắn hơn. Như vậy thì mới đảm bảo chuồng có thể sử dụng lâu dài.
Tùy vào diện tích chuồng cần làm mà anh em mua lưới thép có chiều dài hợp lý. Vào mùa đông, bạn nên sử dụng thêm các biện pháp che chắn. Phía trên chuồng cần lợp thêm tôn. Hoặc anh em có thể dùng bạt cao su hoặc bao bố để gà không bị nhiễm lạnh.
Ưu điểm
- Chi phí xây chuồng gà đá bằng lưới B40 khá rẻ, dao động từ 700.000 đến 1.000.000 đồng.
- Thành phẩm kiêng cố, chắc chắn, che được nắng mưa.
- Chuồng có độ thoáng tối đa và chuột, rắn rết không thể tấn công đàn gà.
- Dễ dàng tháo lắp chuồng.
Nhược điểm
- Dễ bị mưa tạt gió lùa trong các tháng mùa mưa.
- Đòi hỏi người làm phải có tay nghề, khéo léo, tỉ mỉ.
- Tốn thời gian, công sức để hoàn thiện chuồng.
Cách làm lồng nuôi gà bằng sắt
Lồng làm bằng sắt hoặc thép rất phù hợp cho những ai nuôi gà kiểng hoặc huấn luyện. Loại lồng này có diện tích khá nhỏ gọn, chỉ từ 1m x 1m cho đến 1m x 1,5m. Chiều cao chuồng cố định 1m. Đây là kiểu lồng bày bán phổ biến ở các cửa hàng vật phẩm chăn nuôi.
Các sư kê rất ưa chuộng kiểu xây chuồng gà chọi này. Anh em muốn làm tại nhà phải chuẩn bị nhiều thanh thép hoặc sắt nhỏ. Sau đó đan chúng lại với nhau để tạo ra chuồng gà. Mẫu lồng này thường chỉ chứa được 1 con/chuồng.
Anh em có thể kết hợp rải trấu, rơm rạ trên sàn gạch cho gà thoải mái hơn. Nếu nuôi theo vườn thì nên đặt ở nơi thoáng mát, có cỏ. Như vậy thì gà mới không bị nóng nực hay bí bách.
Cách xây chuồng gà chọi đơn giản nuôi số lượng lớn
Do gà chọi mang lại lợi ích rất cao nên ngày càng nhiều người chuyển sang đầu tư nuôi số lượng lớn. Đối với các trang trại lớn thì việc xây chuồng kiên cố, khép kín là được yêu thích nhất. Chủ trại khi dùng cần kết hợp với nền gạch, xi măng và lợp mái tôn cho chuồng.
Anh em nếu không có nhiều diện tích thì nên xây chuồng thành nhiều tầng. Xây từ 2 đến 3 mặt. Trong đó mặt trước nên dùng lưới hoặc gỗ để thoáng mát. Kích thước mỗi chuồng nhỏ chỉ nên từ 1m trở lên. Như vậy thì môi trường sống của gà mới thông thoáng, dễ vệ sinh.
Loại chuồng khép kín chỉ phù hợp với những ai có tài chính ổn định, chịu đầu tư. Bởi giá thành của loại chuồng này khá đắt đỏ. Hơn nữa nếu không có kinh nghiệm thì anh em dễ mua nhầm nguyên vật liệu kém chất lượng.
Chuồng gà làm bằng tre, nứa
So với những loại trên thì chuồng làm từ tre nứa có giá thành rẻ nhất. Hơn nữa anh em muốn làm thủ công thì vật liệu cũng rất dễ tìm. Nhờ vậy mọi người có thể tiết kiệm chi phí đến mức tối đa.
Xây chuồng gà chọi bằng tre, nứa có rất nhiều ưu điểm. Loại chuồng trại này giúp không gian sống của gà thoáng mát hơn, dễ dàng dọn dẹp nên hạn chế các mầm mống gây bệnh. Người chủ nuôi không cần bỏ ra chi phí đầu tư quá cao. Anh em có thể tự làm với những nguyên liệu gần gũi, thân thiện với môi trường. Khi ngừng sử dụng, bạn cũng có thể dùng chuồng làm củi đốt.
Bên cạnh những mặt lợi thì chuồng gà làm bằng tre, nứa cũng có không ít hạn chế. Loại chuồng này có độ chắc chắn không cao nên diện tích làm ra thường nhỏ. Tre nứa dễ bị mối mọt xâm nhập và làm hỏng. Số lượng gà sinh sống trong chuồng cũng không nhiều. Hơn nữa trong mùa mưa thì chuồng làm từ tre nứa rất dễ bị mục nát.
Xây chuồng gà chọi bằng ống nước
Xây chuồng gà chọi từ ống nước cũng là một trong những cách tiết kiệm chi phí. Dưới đây là chia sẻ những ưu điểm và mặt hạn chế của loại chuồng này theo kiến thức đá gà của các sư kê.
Ưu điểm:
- Trọng lượng nhẹ.
- Dễ hoàn thành.
- Di chuyển rất tiện lợi.
Nhược điểm:
- Không bền và chắc chắn.
- Dễ bị vỡ khi bị va đập.
Ống nhựa là vật liệu dễ kiếm, dễ mua và có giá thành rẻ. Anh em có thể mua ở những cửa hàng đồ dùng dân dụng hoặc tiệm sửa xe. Trước khi thực hiện làm chuồng, bạn nên cắt ống nước thành những đoạn dài ngắn khác nhau. Sau đó dùng dây thép buộc chặt các đoạn ống nước lại. Để hoàn thành, anh em nên bọc thêm một lớp lưới B40 bao quanh chuồng.
Chuồng gà lạnh
Cách làm chuồng gà lạnh thường phổ biến trong môi trường khép kín. Loại chuồng này mang lại nhiều giá trị kinh tế cho chủ nuôi. Nhưng anh em phải đảm bảo có nguồn vốn lớn thì mới đầu tư bài bản, hoàn chỉnh vào mô hình này.
Ưu điểm của hình thức nuôi gà trong chuồng lạnh:
- Kiểm soát được dịch bệnh.
- Giảm thiểu mùi hôi xung quanh.
- Cho ăn, ánh sáng và nhiệt độ tự động.
- Tiết kiệm chi phí nhân công.
- Sản lượng thịt và trứng cao.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư rất cao
- Thiệt hại lớn khi chưa có kinh nghiệm.
Mỗi loại vật liệu, cách thức đầu tư xây chuồng gà chọi đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Anh em nên cân nhắc mục đích, tình hình tài chính của mình để có lựa chọn phù hợp nhé!
Những chú ý cần nắm khi xây chuồng gà chọi
Khi đã xác định được loại chuồng mình muốn xây dựng, anh em cần lưu ý thêm vài điều sau đây. Như vậy thì bạn mới không lãng phí nguồn chi phí và vật liệu khi xây chuồng gà chọi.
- Lót vật liệu cách nhiệt dưới nền chuồng để đảm bảo vệ sinh.
- Thiết kế chuồng thông thoáng, không gây phát sinh mùi hôi.
- Thường xuyên dọn dẹp phun thuốc khử trùng cho chuồng trại.
- Chú ý nhiệt độ chuồng để gà không bị quá nóng hoặc quá lạnh.
- Có thể sáng tạo thêm thiết kế chuồng gà tùy vào ý thích của mình.
- Sân vườn rộng thì anh em hãy bố trí thêm hố cát, trồng nhiều cây xanh để gà vận động thoải mái.
- Khi thiết kế, xây dựng chuồng gà phải đảm bảo độ chắc chắn và kiên cố.
Kết luận
Trên đây là bộ thông tin về cách thức cũng như một vài vật liệu xây chuồng gà chọi mà dagasv388tructiep.org muốn chia sẻ. Anh em nên nhớ lựa chọn mẫu chuồng phù hợp với mục tiêu và khả năng tài chính của mình. Tốt nhất bạn hãy dùng các nguyên liệu có sẵn để tạo nên một chuồng trại đẹp như ý. Như vậy thì vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo an toàn cho quá trình phát triển của gà.
Huỳnh Trọng Khang là CEO của trang đá gà hàng đầu tại Việt Na. dagasv388tructiep.org là nơi có kiến thức sâu về đá gà và gà chọi.
Thông tin chi tiết:
- Email: ceohuynhtrongkhang@gmail.com
- Học vấn: Cử nhân Công nghệ thông tin – Trường Đại học Bách Khoa TP HCM
- Địa chỉ: 129 Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam