Hiện tượng nấm chân gà với những đốm đỏ hồng ở chân, phồng rộp làm ảnh hưởng đến sức khỏe của những chiến kê nhưng anh em vẫn chưa biết cách điều trị dứt điểm. Vậy thì bài viết dưới đây sẽ giúp anh em khắc phục tình trạng này một cách tốt nhất và không để lại biến chứng cho chiến kê.
Gà bị nấm chân là gì?
Nấm chân gà là tình trạng chân gà bị một số loại nấm kí sinh gây tổn thương, sau đó ngứa nhẹ hoặc nặng hơn là áp xe, viêm nhiễm dẫn đến chết.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm chân gà
Tham gia đá chọi gà có thể làm cho chân gà bị ảnh hưởng, chân bị sưng vảy lên hoặc sưng ở cụm bàn chân của chúng. Tình trạng này cũng thường xuất hiện khi môi trường nuôi gà không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là khi ẩm ướt. Ngoài ra, khi gà bị nhiễm lạnh hoặc vi khuẩn xâm nhập cũng có thể làm chân gà sưng phồng lên.
Ngoài những nguyên nhân trên, nhiều loại bệnh khác cũng gây nên tình trạng nấm chân gà. Ví dụ như bệnh lậu đế khiến cho chân gà bị thối chân, nứt chân hoặc thậm chí là vỡ đế chân. Bệnh bạch ly truyền từ mẹ sang con khiến gà con ủ rũ, gặp vấn đề về ăn uống, tiêu hóa. Từ đó dẫn đến bệnh nấm ở chân của gà nếu không chăm sóc kỹ.
>>> Xem thêm: Gà Lai Chọi Sọc – Kỹ Thuật Nuôi Và Chọn Giống Chuẩn
Dấu hiệu nhận biết gà bị bệnh nấm chân
- Gà dùng mỏ rỉa khắp chân: Do nấm gây ngứa chân nên để giảm ngứa, gà thường dùng mỏ để rỉa. Trong những trường hợp nặng, gà có thể rỉa đến mức hoại tử, gây lở loét và mưng mủ ở chân.
- Xuất hiện vảy trắng ở chân: Ở khu vực có vi khuẩn làm kí sinh, chân gà sẽ xuất hiện các vảy nhỏ màu trắng. Ban đầu, những vảy này chỉ có kích thước nhỏ nhưng sau đó chúng sẽ to lên và lan rộng ra khắp chân. Thậm chí lan ra cả cơ thể của gà. Những vảy trắng như này sẽ trở nên cứng và dễ bong tróc ra khi gà gãi hoặc chà xát chân.
- Với tình trạng nấm chân gà nặng: Khi gà đã bị nấm đến mức nặng, gà thường bị căng thẳng, stress và ngứa, chúng có thể thay đổi cả thói quen hằng ngày. Gà tham gia đá chọi có thể trở nên không ngoan ngoãn, khó huấn luyện và mất khả năng tham chiến.
Hậu quả của bệnh nấm chân gà
Nếu không được chăm sóc đúng cách và kịp thời, những vết nấm này có thể lan rộng trên toàn bộ bề mặt của chân. Chúng làm tróc lớp vảy, mất dần mô mềm bên trong và dẫn đến hoại tử.
Tình trạng này gây khó chịu cho chiến kê của anh em, ảnh hưởng đến giấc ngủ và phong độ trong các cuộc thi. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn nữa, nếu không được chữa trị kịp thời, chú gà đó khó có thể sống sót được.
Cách chữa nấm chân gà hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp chữa trị cho gà bị nấm ở chân nhưng không phải cách làm nào cũng giúp gà hồi phục nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là hai cách chữa trị đang được nhiều người áp dụng và đánh giá có hiệu quả nhanh chóng, anh em có thể tham khảo:
Sử dụng nước muối
Muối là chất sát khuẩn đã được kiểm nghiệm và đánh giá cao khi chữa bệnh nấm chân gà. Để áp dụng phương pháp này, anh em cần chuẩn bị một chậu chứa nước ấm và thêm một ít muối hạt vào đó, sau đó khuấy đều cho muối tan hoàn toàn.
Tiếp theo, ngâm phần chân của gà vào trong hỗn hợp này khoảng 5 phút. Sử dụng một bàn chải để loại bỏ lớp nấm trên chân gà. Chỉ cần chải nhẹ thì lớp nấm sẽ bong ra một cách dễ dàng. Lặp lại quá trình ngâm chân gà này trong 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày một lần.
Sau khi ngâm chân gà xong, anh em nên lau khô phần nước và bôi thuốc Ketomycine lên chân gà. Bôi thuốc này mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày để đảm bảo nấm đã được tiêu diệt.
Ngoài ra, anh em cũng có thể sử dụng thuốc Maica thay thế cho Ketomycine, tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc này 2 lần mỗi ngày. Quan trọng nhất, hãy kiên trì thực hiện phương pháp này đảm bảo rằng nấm chân gà sẽ được điều trị hoàn toàn sau 7-10 ngày.
Sử dụng thuốc cho gà
Với phương pháp này thì anh em có thể cho gà sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống. Với thuốc bôi, anh em nên rửa sạch chân của gà bằng nước trà xanh tươi kết hợp với muối trắng hoặc nước muối loãng. Sau đó, lau sạch chân gà bằng khăn sạch và bôi thuốc ketomycine lên vùng bị nấm. Thực hiện liên tục mỗi ngày, từ 1 đến 2 lần tùy theo tình trạng của bệnh.
Trường hợp anh em muốn dùng thuốc uống thì có thể dùng loại thuốc Ketoconazole 200mg. Liệu trình bao gồm 2 viên, viên thứ hai nên được cho gà uống sau 2 ngày để đảm bảo gà không bị ngộ độc thuốc hoặc gặp phải bất kỳ tác dụng nào. Nếu bệnh nấm chân gà không cải thiện sau khi dùng hết 2 viên đầu thì cũng không nên sử dụng viên thứ 3.
Cách chăm sóc gà bị nấm chân
Đây là loại bệnh khá khó để chữa lành khi gà mắc bệnh, tình hình bệnh diễn biến luôn phức tạp. Vậy nên khi xác định được gà bị nấm chân, anh em cần thực hiện các biện pháp điều trị càng nhanh càng tốt.
- Nơi ở sạch sẽ và cách ly gà bệnh: Đảm bảo rằng nơi ở của gà sạch sẽ và không tiếp xúc với các cá thể gà khác để tránh lây lan vi khuẩn nấm. Việc này cũng giúp giảm căng thẳng cho gà trong thời gian điều trị.
- Vệ sinh chuồng: Tổng dọn vệ sinh chuồng bằng cách sử dụng thuốc tiêu diệt vi khuẩn để đảm bảo môi trường sống của gà không có điều kiện cho phép vi khuẩn phát triển.
- Dinh dưỡng tốt: Để tăng khả năng miễn dịch và rút ngắn thời gian điều trị bệnh nấm châm gà, anh em cũng nên thay đổi khẩu phần dinh dưỡng thông qua các loại khoáng chất, vitamin và thuốc điện giải.
- Ngăn tiếp xúc với đất cát: Cột vào chân gà một tấm lưới mềm hoặc mảnh giấy thấm nước có thể giúp ngăn gà tiếp xúc trực tiếp với đất cát, ngăn chặn sự lây lan của bệnh nấm chân gà.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về bệnh nấm chân gà cùng một số phương pháp điều trị cho gà cho mắc bệnh. Hy vọng chúng sẽ hữu ích với anh em trong quá trình chăm nuôi những chiến kê của mình.
Tổng hợp: https://dagasv388tructiep.org/
Huỳnh Trọng Khang là CEO của trang đá gà hàng đầu tại Việt Na. dagasv388tructiep.org là nơi có kiến thức sâu về đá gà và gà chọi.
Thông tin chi tiết:
- Email: ceohuynhtrongkhang@gmail.com
- Học vấn: Cử nhân Công nghệ thông tin – Trường Đại học Bách Khoa TP HCM
- Địa chỉ: 129 Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam